Chế độ khảo xét và đãi ngộ quan lại

Chế độ khảo xét quan lại

Khảo xét về chuyên môn

     Tùy theo từng triều đại và từng ngạch quan, nhà nước tổ chức các kì thi sát hạch chuyên môn một cách phù hợp. Các quan văn được sát hạch qua kì thi Hoành từ, quan võ được sát hạch qua kì thi võ nghệ, đô thí. Các kì thi sát hạch không được tổ chức thành thông lệ song kết quả thi sát hạch vẫn là cơ sở để nhà nước phân loại và quyết định thăng, giáng quan chức.

Khảo xét về năng lực và tư cách quan lại

     Với mục đích “truất bãi người ươn hèn, cất nhắc người mẫn cán”, từ thời Lý, nhà nước đã đặt lệ khảo khoá quan lại. Các triều đại phong kiến Việt Nam đặt thời hạn khảo khoá dài ngắn khác nhau: nhà Lý quy định là 9 năm, nhà Trần quy định từ 10 đến 15 năm, nhà Hậu Lê và nhà Nguyễn chỉ còn có 3 năm sơ khảo, 9 hoặc 6 năm thông khảo.

     Về thủ tục khảo khoá: Thủ tục khảo khoá chỉ được quy định rõ vào thời Hậu Lê và thời Nguyễn: Sau 3 năm làm việc kể từ khi bước vào quan trường hoặc kì khảo khoá trước các quan phải tự khai và xin khảo khoá.

     Mục đích sơ khảo nhằm buộc quan lại phải thưởng xuyên trau dồi phẩm cách và nâng cao năng lực chuyên môn. Mục đích của thông khảo nhằm quyết định thăng giáng, thuyên chuyển quan lại.

Chế độ khảo xét và đãi ngộ quan lại

Chế độ đãi ngộ quan lại

     Nhà nước đãi ngộ cho quan lại khá toàn diện.

Đãi ngộ phi vật chất

- Được phong tước phẩm (thậm chí phong tước phẩm cho thân thích theo lệ truy phong và ấm phong).

- Quý tộc, quan lại còn được nhà nước bảo vệ sức khởe, tính mạng, danh dự tuyệt đối hơn so với bách tính.

- Được hưởng lệ trí sĩ.

- Trong trường hợp phạm tội, quý tộc, quan chức cao cấp được hưởng những nguyên tắc có lợi trong quá trình tố tụng.

Đãi ngộ vật chất

     Thời Lý – Trần đãi ngộ vật chất cho quan lại chưa được quy định rõ ràng, thường trả công và ban thưởng cho quan lại chủ yếu thông qua việc ban cấp ruộng đất hoặc trả bằng hiện vật. Quy chế đãi ngộ về vật chất dần hoàn thiện từ thời Hậu Lê và bao gồm các khoản: Lương bổng, lộc, tiền dưỡng liêm, tiền quan phục. Các triều đại cấp bổng, lộc bằng tiền, hiện vật hoặc bằng ruộng đất cho quan lai. Mức độ đãi ngộ nhiều hay ít phụ thuộc vào các yếu tố sau:

- Tước vị, phẩm hàm và chức vụ của quan lại.

- Địa bàn làm việc.

- Tính chất công việc mà quan lại thực hiện.

     Như vậy, ảnh hưởng sâu sắc của chế độ quan lại phong kiến Trung Quốc, quan lại phong kiến Việt Nam được đào tạo một cách cơ bản và hệ thống. Do vậy, quan lại có trình độ học vấn cao và kĩ thuật cai trị thành thục. Chức vụ, tước phẩm của quý tộc, quan chức do nhà nước phong tặng, bổ nhiệm và chỉ có giá trị một đời. Nhà nước xây dựng hệ thống quan lại gồm nhiều ngạch song suốt thời kì phong kiến chính sách sử dụng quan lại chủ yếu là trọng văn.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: nha nuoc van lang, nước âu lạc

Chế độ tước phẩm của quan lại

 Tước và phẩm của quan lại

     Tước vị và phẩm hàm là danh hiệu do nhà nước phong tặng cho quý tộc, công thần, quan lại tùy vào công trạng, thành tích, đường xuất thân.

- Tước vị là danh hiệu cao nhất nhà nước thường dùng để phong tặng cho quý tộc, công thần. Hệ thống tước vị bao gồm 6 bậc: Vương, công, hầu, bá, tử, nam. Đối tượng được phong tước vị không nhiều và ngày càng thu hẹp. Tước vương thưởng chỉ dành phong tặng cho các hoàng tử, thậm chí nhà Nguyễn chỉ truy tặng tước vương sau khi đối tượng được phong tặng chết. Các tước vị còn lại dùng để gia phong cho hoàng thân quốc thích, công thần và quan chức cao cấp. Tuy nhiên, thời Nguyễn tước công và tước hầu không còn được sử dụng để phong cho văn quan. Người được phong tước vị được hưởng nhiều biệt đãi: Được dùng tên các đơn vị hành chính phủ, huyện (đối với tước vương và tước công) hoặc dùng mĩ tự để đặt hiệu; thân thuộc bề dưới được tập tước.

Chế độ tước phẩm của quan lại

- Phẩm hàm được chia làm 9 phẩm, mỗi phẩm chia làm hai bậc chánh và tòng. Phẩm hàm cao nhất là chánh nhất phẩm, thấp nhất là tòng cửu phẩm. Phẩm hàm dành phong tặng cho các quan lại của triều đình.

- Phẩm trật là thước đo tư cách đạo đức và địa vị cao thấp của quan lại trong bộ máy nhà nước. Dựa trên tước vị và phẩm hàm, từ thời Lê Thánh Tông, nhà nước phong kiến đã quy định thứ tự cao thấp của quý tộc quan lại thành 24 bậc, mỗi bậc là một tự Quốc công có địa vị cao nhất là 24 tư, tòng cửu phẩm có địa vị thấp nhất là 1tư. Dựa trên phẩm trật, nhà nước sẽ bổ nhiệm chức vụ tương ứng cho quý tộc, quan lại.

Thể lệ phong tước phẩm

     Tước , phẩm của quan lại được phong theo ba lệ:

- Lệ tích phong: Là lệ phong tước, phẩm dựa trên công trạng, thành tích của chính người được phong. Tước, phẩm được phong sẽ quyết định chức vụ cao thấp trong bộ máy nhà nước của người được phong.

- Lệ truy phong: Là lệ phong tước, phẩm cho người bề trên trực hệ hoặc vợ của quý tộc, công thần và quan chức cao cấp trong triều. Diện được truy phong phụ thuộc vào hai yếu tố: Triều đại truy phong và địa vị của quý tộc, quan chức. Triều Hậu Lê, hoàng thái hậu được phong 3 đời, hoàng hậu và các bậc phi được phong 2 đời, các quan có hàm từ tứ phẩm trở lên chỉ được phong 1 đời. Đối tượng được hưởng lệ truy phong không được bổ nhiệm các chức vụ nhà nước, do đó cũng không được hưởng bổng lộc. Tước vị và phẩm hàm do truy phong được xác định theo nguyên tắc tước phẩm của cha mẹ luôn kém con 1 bậc (đối với quan võ), 2 bậc (đổi với quan văn).

- Lệ ấm phong: Là lệ phong tước, phẩm cho các thân thuộc trực hệ bề dưới của quý tộc, công thần và quan chức cao cấp trong triều. Đối tượng được hưởng ấm phong sẽ được bổ nhiệm quan chức theo lệ nhiệm tử.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: nhà nước văn lang, nuoc au lac

Chế độ tuyển dụng quan lại

     Được đề cập khá chi tiết trong nhiều văn bản của các triều đại phong kiến Việt Nam, phương thức tuyển dụng quan và lại có nhiều điểm khác nhau.

     Phương thức tuyển dụng quan: Quan được tuyển dụng bàng ba phương thức chủ yếu sau:

Nhiệm tử

     Là phương thức tuyển dụng con cháu của quý tộc công thần và quan chức dựa trên ân trạch của ông cha. Đây là phương thức tuyển dụng quan chức chủ yếu thời Lý – Trần. Tuy nhiên thủ tục và đổi tượng tuyển dụng không được ghi chép rõ ràng trong chính sử. Theo ghi chép của “Đại Việt sử kí toàn thư”, đối tượng được hưởng lệ nhiệm tử khá rộng bao gồm con cháu những người đã được nhà nước phong quan tước. Thông qua lệ nhiệm tử, các chức vụ trong chính quyền trung ương và địa phương được trao cho người trong hoàng tộc. Lệ nhiệm tử thời Hậu Lê và thời Nguyễn được quy định chặt chẽ về đối tượng, thể lệ và phạm vi tuyển dụng và được gọi là lệ Ấm sung. 

Chế độ tuyển dụng quan lại

Tùy từng giai đoạn và từng triều đại, đối tượng được hưởng lệ Ấm sung rộng hẹp khác nhau. Thời Lê, đối tượng được hưởng Ấm sung bao gồm: Các con và cháu trưởng các tước công, hầu, bá; con trai của các quan nhất nhị phẩm và con trưởng các quan từ tam phẩm tới bát phẩm. Thời Nguyễn đối tượng được hưởng ấm phong đã được thu hẹp đáng kể về phạm vi, chỉ còn con của các quan có hàm từ tứ phẩm trở lên. Để được tuyển dụng vào các chức vụ nhà nước với phẩm hàm không cao (từ ngũ phẩm trở xuống), các đối tượng được hưởng lệ Ấm sung thời kì này buộc phải sung vào ngạch Nho sinh để học tập, cứ 3 năm nhà nước sẽ tổ chức khảo hạch 1 lan. Chức vụ và phẩm hàm của đôi tượng được ấm sung lệ thuộc vào kêt quả thi khảo hạch và dựa trên tước phẩm của ông cha.

Khoa cử

     Là phương thức lựa chọn quan chức thông qua việc tổ chức các kì thi. Khoa cử bắt đầu   được thực hiện vào năm 1075 dưới triều nhà Lý, tuy nhiên khoa cử dưới thời Lý chưa được coi trọng. Từ thời nhà Trần, khoa cử dần trở thành thông lệ (7 năm một lần), tới thời Hậu Lê và thời Nguyễn, khoa cử là phương thức tuyển chọn quan lại chủ yếu. Khoa cử không chỉ áp dụng để tuyển quan văn mà còn áp dụng để tuyển quan võ, thậm chí cả tăng quan. Nhà nước phong kiến mở nhiều khoa thi để lựa chọn nhân tài, ngoài Thưởng khoa còn có Ân khoa, Chế khoa và khoa thi Bác cử (chỉ dành riêng cho tuyển quan võ), song Thưởng khoa là khoa thi tuyển quan chủ yếu. Nội dung khoa cử thay đổi theo yêu cầu tuyển dụng của từng giai đoạn, từng triều đại và theo tính chất của khoa thi. Chế khoa và Ân khoa thờng có nội dung thi đơn giản, Thưởng khoa dưới thời Trần ngoài thi Nho giáo còn thi Tam giáo; từ thời Hậu Lê các kì thi tuyển quan đều thi Nho giáo.

     Điều kiện tham gia khoa cử ngày càng chặt chẽ. Thời Lý – Trần, Nhà nước phong kiến Việt Nam chưa quy định điều kiện tham gia khoa cử nhưng tới thời Hậu Lê, điều kiện tham gia khoa cử đã được quy định rõ ràng:

+ Phải là dân Đại Việt

+ Có hạnh kiểm tốt thông qua giấy xác nhận tư cách đạo đức của xã quan. Những người và con cháu những người bất mục, bất hiếu, loạn luân, làm nghề hát xướng không được tham gia khoa cử.

     Thời Nguyễn, nhà nước loại trừ các đối tượng sau đây không được tham gia khoa cử: Những người làm nghề chủ chứa, cai ngục đầy tớ, phu thuyền và phu khiêng kiệu.

     Về thủ tục, Thưởng khoa từ thời kì nhà Trần được tổ chức qua 3 kì thi: Thi Hương, thi Hội, thi Đình. Dựa trên két quả đạt được người đỗ các kì thi có thể được bổ nhiệm làm quan hay lại. Thời Lê nho sĩ vượt qua kì thi Hương và trúng hai trưởng thi Hội chỉ được bố làm lại viên, đỗ thi hội được bổ làm Nho chỉ huy sứ; thời Nguyễn chỉ cần đỗ thi Hương đã được bổ nhiệm chức Huấn đạo. Thủ tục bổ dụng cũng hoàn toàn phụ thuộc vào kì thi họ đã trải qua, nếu đỗ thi Hương và thi Hội sẽ được bổ nhiệm ngay nhưng đỗ thi Đình bản thân các tiến sĩ phải trải qua kì thực tập sau đó mới chính thức được bổ nhiệm. Quan chức lựa chọn qua khoa cử được coi trọng và xếp vào bậc quan chức có xuất thân, thưởng được bổ nhiệm giữ các chức vụ quan trọng. Một số cơ quan chỉ lựa chọn quan chức là tiến sĩ: Hàn lâm viện, Hiến ty, Nội các.

Tiến cử và bảo cử

     Đây là hai phương thức tuyển dụng thông qua giới thiệu, đề nghị của các quan chức cao cấp trong triều đình. Phép tiến cử và bảo cử (thời Lý – Trần còn gọi là tuyển cử) được áp dụng khá nhiều dưới thời Hậu Lê và thời Nguyễn. Phép bảo cử thưởng áp dụng khi lựa chọn quan chức ở các cơ quan quản lí việc quân, việc dân ở địa phương như quan huyện, quan thừa ti, quan tổng binh hoặc các cơ quan có chức năng kiểm tra giám sát như quan Hình bộ, quan Hiến ty. Đối tượng được bảo cử là những người đang làm quan có uy tín và tài năng. Phép tiến cử thưởng được áp dụng đối với những người có tài năng và đức hạnh nhưng chưa từng làm quan. Tiến cử và bảo cử giúp nhà vua lựa chọn được các quan chức thực tài bởi thủ tục được quy định khá chặt chẽ.

+ Phải được giới thiệu bởi các quan chức nhà nước (thời Hậu Lê, Tây Sơn chấp nhận tự tiến cử)

+ Trước khi bổ nhiệm phải qua kì sát cử của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền

+ Người tiến cử phải chịu trách nhiệm về tư cách và năng lực của người mà mình tiến cử.

     Ngoài ba phương thức trên, nhà nước phong kiến Việt Nam vào một số thời điểm còn tổ chức mua bán quan tước, tuy nhiên quan chức do mua bán thường chỉ được phong phẩm hàm mà không được trao chức vụ.

Phương thức tuyền lại

     Các triều đại phong kiến Việt Nam coi trọng tuyển lại qua các kì thi. Lại viên được tuyển qua các ki thi cũng được gọi là lại viên có xuất thân và được trao trọng trách hơn so với lại viên không qua thi cử. Quy chế tuyển lại không quá chặt chẽ như tuyển quan:

- Các kì thi tuyển lại không được tổ chức theo định kì;

- Tùy từng triều đại, tùy từng thời kì mà nội dung thi tuyển thay đổi cho phù hợp;

- Có thể tổ chức tuyển lại viên chung tất cả các cơ quan, hoặc cũng có thể giao cho các cơ quan tự tổ chức;

- Có thể xét tuyển từ kết quả của các kì thi tuyển quan.


Đọc thêm tại:

Khái quát về quan lại của nhà nước phong kiến Việt Nam

Khái niệm quan lại và vị trí quan lại trong hộ máy nhà nước phong kiến Việt Nam

Khái niệm quan lại

     Những người giữ chức vụ trong các cơ quan nhà nước, có nhiệm vụ và quyền hạn khi tham gia hoạt động quản lí nhà nước và hoạt động chuyên môn dưới thời kì phong kiến ở Việt Nam được gọi là quan và lại.

Vị trí của quan lại trong bộ máy nhà nước phong kiến Việt Nam

     Là yếu tố cấu thành thể chế chính trị quân chủ phong kiến Việt Nam, vị trí, vai trò của quan và lại chịu sự quy định của hình thức chính thể nhà nước. Từ thế kỉ XI – XIX, nhà nước phong kiến Việt Nam luôn được tổ chức theo hình thức chỉnh thể quân chủ chuyên chế, toàn bộ quyền lực nhà nước đều thuộc về nhà vua. Tuy nhiên nhà vua không thể tự mình triển khai và thực hiện toàn bộ quyền lực nhà nước.

Khái quát về quan lại của nhà nước phong kiến Việt Nam

 Với cương vị điều hành trong các cơ quan nhà nước, quan giữ vai trò tư vấn, giúp việc cho nhà vua trong việc xây dựng các chính sách và ban hành pháp luật đồng thời triển khai thực hiện quyền lực nhà nước. Lại là người thừa hành mệnh lệnh của quan, đóng vai trò trung gian giữa quan và dân. Nhiệm vụ của lại bao gồm giúp quan soạn thảo, giao nhận, lưu chuyển công văn sổ sách; triển khai các chính sách của nhà nước tới chức dịch làng xã, đốc thúc chức dịch làng xã thực hiện nghĩa vụ với nhà nước. Với các vai trò trên, quan và lại kết thành khối thống nhất giúp vua quản lí đất nước, giữ vị trí bản lề ừong bộ máy nhà nước.

Ngạch quan lại

     Hệ thống quan lại trong nhà nước phong kiến Việt Nam được sắp xếp các tiêu chí khác nhau:

- Theo vị trí và vai trò trong bộ máy nhà nước: Quan lại được phân thành hai ngạch quan và lại.

- Theo địa bàn làm việc: Quan được phân thành quan trong và quan ngoài.

- Theo lĩnh vực quản lí: Quan được phân thành bốn ngạch, bao gồm quan văn, quan võ, tăng quan và nội quan.

     Việc phân loại quan lại thành ngạch bậc có ý nghĩa rất lớn trong việc hoạch định chính sách, quyết định phương thức tuyên bổ và chế độ đãi ngộ đối với quan lại



Từ khóa tìm kiếm nhiều: văn minh văn lang âu lạc, nuoc au lac

Vua – nhân vật trung tâm của nền quân chủ

      Thứ bậc và các tên hiệu của nhà vua: Theo quan niệm của phong kiến Trung Quốc, vua có hai bậc: bậc đế và bậc vương. Đếhay Hoàng đế là danh xưng của vua Trung Quốc còn vua của các nước chư hầu chỉ có quyền xưng vương. Vua thường có nhiều tên gọi khác nhau:

- Tên húy: Tên gọi trước khi lên ngôi. Từ khi lên ngôi, không ai được nói hoặc viết đến tên đó nữa. Ví dụ: Vua Lê Thái Tổ có tên huý là Lợi (Lê Lợi). Không những thế, còn có cả tên huý củahoàng thái hậu, hoàng hậu…

- Tên hiệu: Khi lên ngôi, mỗi vị vua thường đặt cho mình một tên hiệu. Ví dụ: Đinh Bộ Lĩnh khi lên ngôi, đặt tên hiệu là Đại Thắng Minh hoàng đế.

- Tên thụy: Khi vua chết, người con lên kế vị thưởng đặt cho vua cha (tiên vương) tên thụy. Ví dụ: Tên thụy của vua Lý Thái Tổ là Thần vũ Hoàng Đế.

- Miếu hiệu: Tên được đặt ra sau khi vua chết, tên nơi thờ vua. Trong mỗi triều đại, miếu hiệu của vua đầu tiên thường là Thái Tổ. Sử sách sau đó thường gọi tên của vua bằng miếu hiệu.

Vua – nhân vật trung tâm của nền quân chủ

- Niên hiệu của vua: Khi lên ngôi, vua thường đặt cho mình một niên hiệu (tên năm). Mỗi vua có thể có một niên hiệu, hoặc có nhiều niên hiệu kế tiếp nhau. Cách tính năm được gọi theo niên hiệu của vua và gọi theo từng năm củạ mỗi niên hiệu. Ví dụ, Lê Thánh Tông đã đặt ra hai niên hiệu: Quang Thuận (1460 – 1469 dương lịch), Hồng Đức (1470 – 1497 dương lịch), năm Quang Thuận thứ nhất (năm 1460 dương lịch), năm Hồng Đức thứ nhất (năm 1470 dương lịch)…

     Từ thời Tây Sơn và nhà Nguyễn, mỗi vị vua đều chỉ đặt một niên hiệu, nên sử sách sau đó thường gọi tên các vị vua này bằng niên hiệu. Ví dụ, Nguyễn Huệ lên ngôi vua lấy niên hiệu là Quang Trung (vua Quang Trung), Nguyễn Ánh lên ngôi và lấy niên hiệu là Gia Long (vua Gia Long)…


Địa vị và quyền lực của vua

     Trong chế độ phong kiến, đặc biệt là theo quan niệm của Nho giáo, vua được coi là Thiên tử (con trời). Theo thuyết “Mệnh trời”(thiên mệnh), địa vị của vua được hiểu như sau:

- Vua là người đại diện cho thượng đế (trời) để cai trị dân “thay trời hành đạo” đồng thời là người đại diện cho dân trước thượng đế

- Địa vị và chức năng làm vua là do trời đã định sẵn cho người đó (thiên mệnh).

- Vua chỉ đứng dưới một người là Trời, còn đứng trên muôn người: Trong nước, quan lại là bầy tôi của vua, nhân dân là thần dân của vua. Nước (sơn hà, xã tắc) là của vua.

     Trong nhà nước phong kiến Việt Nam, địa vị của vua không phải khi nào cũng độc tôn vì có nhiều triều đại thiết lập chế độ nhà nước hai vua (nhà Tràn, Hồ, Mạc) hoặc một vua và một chúa (nhà Lê – Trịnh từ 1599- 1786).

     Với địa vị như vậy, vua là người nắm trọn vương quyền: Vua là người duy nhất có quyền đặt ra luật pháp; có toàn quyền bổ nhiệm, thăng giáng, thưởng phạt, thuyên chuyển, quy định quyền hạn, trách nhiệm và lương bổng đối với quan lại trong cả nước và có quyên quyết định cuối cùng đối với bất cứ vụ án nào. Chỉ có vua mới có quyền đại xá hoặc đặc xá cho các can phạm.

     Ngoài vương quyền, vua còn nắm thần quyền: Chỉ có vua mới có quyền tế trời, còn thần dân chỉ được thờ cúng tổ tiên mình và thần thánh. Vua là người đứng đầu bách thần trong cả nước, có quyền phong chức tước cho thần thánh (bằng các sắc phong thần), điều động thần thánh (quy định nơi thở cúng thần thánh).

- Về quyền lực kinh tế, vua là người giữ quyền sở hữu tối cao đối với ruộng đất công của các làng xã ừong cả nước.

     Ngoài ra vua còn có những đặc quyền như:

- Tên húy của vua và của một số người thân thích của vua mọi người không được phạm đến.

- Phàm cái gì thuộc về nhà vua đều là cao quý, vì vậy khi nhắc tới đều phải phải dùng những từ đặc biệt như long, thánh, ngọc ngự.

     Trong các triều đại phong kiến Việt Nam có chế độ nhà nướclưỡng đầu, quyền lực nhà nước tối cao do hai vua cùng nắm giữ hoặc bị chia sẻ cho chúa. Điều đó thể hiện sự áp dụng mềm dẻo và linh hoạt các quan điểm chính trị-pháp lí Nho giáo vào quá trình tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước tối cao của một số triều đại phong kiến Việt Nam.

     Lịch sử phát triển của nhà nước phong kiến Việt Nam cho thấy quyền lực của vua không phải là tuyệt đối và vô hạn. Có một sổ yếu tố hạn chế quyền lực của nhà vua:

- Trách nhiệm yêu dân như yêu con của vua xuất phát từ quan điểm “thiên mệnh”.

- Các tập quán chính trị đã được hình thành từ các đời vua cha ông theo quan điểm pháp tiên vương.

- Chế độ đình nghị trong hoạt động của triều đình.

- Chế độ tuyển dụng quan lại qua khoa cử.

- Chế độ tự trị-tự quản truyền thống của làng xã trên tất cả các lĩnh vực: lập pháp, hành pháp, tư pháp, kinh tế và tín ngưỡng.

Phương thức truyền ngôi vua

     Xuất phát từ quan niệm quốc gia có hai thuộc tính thống nhất và vĩnh cửu, nước là của vua nên việc truyền ngôi thưởng theo ba nguyên tác:

- Nguyên tắc ngôi vua không thể chia, nước chỉ được có một vua, ngôi vua chỉ truyền cho một người.

- Nguyên tắc trọng nam, chỉ truyền ngôi cho con trai, không truyền cho con gái.

- Nguyên tắc trọng trưởng, ngôi vua chỉ có thể truyên cho con trai trưởng. Nếu chẳng may con trai trưởng quá cố, người cháu trai trưởng có quyền kế vị.

     Trong chế độ phong kiến, vai trò, quyền lực của vua và phương thức truyền ngôi vua tuy không được ghi thành luật thành văn nhưng đã trở thành những tập quán chính trị cơ bản nhất, bền vững và có hiệu lực nhất.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: lich su nuoc ta, nhà nước văn lang âu lạc

Các tư tưởng truyền thống của dân tộc Việt Nam

     Quy luật phát triển cơ bản của lịch sử Việt Nam là dựng nước đi đôi với giữ nước đã hun đúc nên tư tưởng yêu nước truyền thống và độc lập tự chủ. Tư tưởng truyền thống đó luôn tương tác với tư tưởng chính trị pháp lí chính thống của Nhà nước phong kiến Việt Nam. Ở Việt Nam, trung quân phải ái quốc; đại nghĩa là phải biết đặt quyền lợi của dân tộc, của quốc gia lên trên quyền lợi của gia tộc, dòng họ.

     Những hành vi chính trị của Thái hậu Dương Vân Nga, của Quốc công Tiết chế Trần Hưng Đạo… thể hiện sâu săc điều đó. Tư tưởng truyền thống ấy còn được thể hiện trong tư tưởng và chínhsách cai trị nghiêm khắc của Lê Thánh Tông: “Một thước núi, một tấc sông của ta không nên vứt bở. Nếu… dám lấy một thước một tấc đât của Thái Tổ mà đút mồi cho giặc thì phải tội tru di”.

Các tư tưởng truyền thống của dân tộc Việt Nam

     Hình thành từ thực tiễn phát triển của lịch sử Việt Nam, tư tưởng chính trị pháp lí làng xã cổ truyền bao gồm: Tư tưởng tự trị-tự quản, tư tưởng trọng lệ hơn trọng luật, tư tưởng lão quyền, tư tưởng, tộc quyền và tư tưởng địa vị quan liêu. Tư tưởng chính trị-pháp lí làng xã là tư tưởng phi chính thống, nó vừa có mặt mâu thuẫn song lại có mặt thống nhất với tư tưởng chính trị-pháp lí chính thống và có ảnh hưởng đáng kể tới quá trình hình thành và phát triển của các thiết chế Nhà nước và pháp luật phong kiến Việt Nam. Bộ máy tự trị-tự quản làng xã và công cụ quản lí của nó là hệ thống lệ làng dưới hình thức hương ước được nhà nước phong kiến thừa nhận là một minh chứng cụ thể.

     Đồng thời với các tư tưởng truyền thống, cấu trúc xã hội truyên thống “nhà – làng – nước” đã góp phần hình thành thế ứng xử chính trị hoà đồng, mềm dẻo giữa làng và nước.

     Như vậy, hình thành trên cơ sở kinh tế-xã hội có những đặc trưng riêng và luôn có sự tương tác giữa tư tưởng chính trị-pháp lí chính thống với các tư tưởng chính trị-pháp lí truyền thống và phi chính thống khác, đường lối cai trị của Nhà nước phong kiến Việt Nam là đường lối cai trị kết hợp giữa đức trị với pháp trị. Vua Gia Long đã tổng kết khái quát đường lối cai trị đó trong lời tựa của bộ Hoàng Việt luật lệ: “Bậc thánh nhân cai trị thiên hạ bằng hình phạt và đức hoá, hai việc ấy xưa nay chưa để lệch lạc bao giờ”.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: lịch sử nước ta, văn lang âu lạc

Tư tưởng pháp trị và tư tưởng từ bi hỉ xả của Đạo Phật

Tư tưởng pháp trị

     Là học thuyết cai trị ra đời ở Trung Quốc từ thời kì Xuân thu – Chiến quốc, với ba yếu tố Pháp, Thế, Thuật, nội dung cơ bản của học thuyết pháp trị thể hiện ở những điểm chính yếu sau:

- Dùng pháp luật làm công cụ trị nước, pháp luật phải phù hợp với điều kiện xã hội, thực thi pháp luật phải nghiêm minh và công khai, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.

Tư tưởng pháp trị và tư tưởng từ bi hỉ xả của Đạo Phật

- Bậc làm vua phải củng cố địa vị độc tôn và đề cao uy quyền, phải thâu tóm toàn bộ quyền lực nhà nước để bảo đảm cho pháp luật được thi hành.

- Bậc làm vua phải có thuật cai trị như thuật dùng người, thuật kiểm tra giám sát, thuật thưởng phạt…

     Tư tưởng pháp trị có ảnh hưởng mạnh mẽ tới việc xây dựng các thiết chế Nhà nước và pháp luật và hoạch định đường lối cai trị của Nhà nước phong kiến Việt Nam. Lê Thái Tổ từng hạ lệnh rằng “Từ xưa đến nay, trị nước phải có pháp luật, người mà không có pháp để trị thì loạn. Cho nên bắt chước đời xưa đặt ra pháp luật.. để dạy các quan và dân chúng chớ có phạm pháp. Lê Thánh Tông đề cao tư tưởng thượng tôn pháp luật trong hoạt động cai trị của vua quan phong kiến: “Pháp luật là phép công của nhà nước, ta cùng các ngươi phải tuân theo”.

Tư tưởng từ bi hi xả của đạo Phật

     Đạo Phật được truyền bá vào nước ta từ đầu Công nguyên và đến thế kỉ II, ở Việt Nam đã có tổ chức tăng đoàn và chùa tháp. Tư tưởng luân hồi, giải thoát và từ bi hỉ xả của đạo Phật gần gũi với tínngưỡng và nguyện vọng của cư dân Việt. Trong hơn mười thế kỉ Bắc thuộc, Phật giáo đã có những đóng góp to lớn cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. Vào đầu thời kì phong kiến độc lập, với xu thế giải Hán hoá, đạo Phật có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị-tín ngưỡng của các triều đại phong kiến Việt Nam, giúp các triều đại thống nhất được tín ngưỡng, thống nhất nhân tâm – điều kiện cần thiết để thống nhất đất nước, xây dựng nhà nước tập quyền. Ảnh hưởng củađạo Phật tới thiết chế Nhà nước và pháp luật của các triều đại Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần thể hiện ở các lĩnh vực sau:

- Có các chức tăng quan trong triều đình.

- Các cao tăng tham gia vào chính sự, họ là chỗ dựa tinh thần và là cố vấn quốc sự của nhà vua. Sử sách đã lưu danh nhiều vị sư như sư Vạn Hạnh đã góp phần đưa Lý Công uẩn lên ngôi vua; sư Đa Bảo được Lý Thái Tổ mời đến triều đình tham gia “quyết định chính sự”; quốc sư Viên Thông thưởng được Lý Thần Tông hỏi về các lẽ hưng vong bi loạn và được di chiếu phó thác các việc, khi triều kiến vua được ngang hàng với Thái tử.

- Tư tưởng từ bi hỉ xả, bác ái, vị tha của đạo Phật đã góp phần hình thành chính sách cai trị thân dân của nhà Lý, nhà Tràn.

     Tuy nhiên, ảnh hưởng của Phật giáo trong lĩnh vực chính trị còn ở mức hạn chế bởi giáo lí đạo Phật không thể là học thuyết chính trị pháp lí của nền quân chủ phong kiến.


Đọc thêm tại:

Tư tưởng Nho giáo ở Việt Nam

     Nho giáo được truyền bá vào Việt Nam từ thế kỉ đầu Công nguyên và trong suốt thời kì Bắc thuộc. Dưới thời Lý – Trần, cùng với Phật giáo, Nho giáo đã góp phần hình thành đường lối cai trị “thân dân” của hai triều đại này. Đến thời Hậu Lê, Nho giáo giành được địa vị thống trị và trở thành hệ tư tưởng chính trị – pháp lí chính thống của nhà nước phong kiến Việt Nam. Từ đó, những nội dung và quan điểm chính trị – pháp lí cơ bản của Nho giáo trở thành khuôn vàng thước ngọc để giai cấp phong kiến xây dựng các thiết chế chính trị và luật pháp.

Tư tưởng Nho giáo ở Việt Nam

Nội dung cơ bản của Nho giáo

     Nho giáo là học thuyết chính trị – đạo đức Nội dung cơ bản vềđạo đức của Nho giáo trong hom 2000 năm phát triển là Ngũ luân và Ngũ thường (luân thường). Trên ba cấp độ quốc gia, gia đình, xã hội Nho giáo đề cao Ngũ luân (vua tôi, cha con, chồng vợ, anh em, bè bạn) và dùng thuyết âm dương để xác lập trật tự trên dưới giữa các chủ thể trong các quan hệ đó. Ngũ luân là quan trọng nhất trong đạo đức Nho giáo và trung hiếu là hai đức hàng đầu trong ngũ luân.

     Ngũ thường là năm đức Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín và đức Nhân được coi là gốc của Ngũ thường. Luân thường là cái mà trời phú cho người được gọi là tính, noi theo tính là đạo. Đạo người là đạo luân thường. Theo Nho gia, tuy trời phú cho con người bản tính thiện nhưng nếu không tu dưỡng, trau dồi thì tính thiện (luân thường) sẽ mai một, sẽ rởi xa cái tâm của con người và con người sẽ làm trái đạo luân thường. Đó là nguồn gốc làm đạo nhà suy vi, xã hội rôi loạn, trật tự nhà nước sụp đổ.

Vì vậy, Nho giáo rất chú trọng tới việc tu thân theo đạo luân thường và coi đó là gốc của chính trị. Tu thân là để tề gia, để thiêt lập trật tự gia đình gia trưởng phong kiến làm cơ sở cho đạo trị quốc và là tiền đề cho trật tự xã hội. Như vậy, đạo đức Nho giáo đã xác lập chế độ tông pháp gia trưởng làm cơ sở cho chế độ quân chủ chuyên chế.

Quan điểm chính trị – pháp lí cơ bản của Nho giáo

     Trước hết, quan điểm Thiên mệnh của Nho giáo cho rằng Trời là đấng hoá công sinh ra muôn vật, sinh ra dân: “Trời giúp kẻ hạ dân, dựng ra vua”.Trời chọn người thông minh và có đức để trao cho mệnh trời, thay trời trị dân. Người đó thường được gọi là Thiên tử. Quan điểm thiên mệnh đã thần bí hoá vương vị và vương quyền, đặt cơ sở cho sự kết hợp vương quyền với thần quyền. Đồng thời, quan điểm thiên mệnh cũng đặt ra cho nhà vua trách nhiệm rất lớn trước dân chúng. Nhận mệnh trời, nhà vua phải kính trởi, kính trời thì phải yêu dân vì “trởi thương dân, lòng dân mongmuốn, trời ắt nghe theo”. Đạo trời thể hiện qua lòng dân, “trời thấy như dân ta thấy, trời nghe như dân ta nghe”. Bởi vậy, chính sách cai trị của nhà vua mà bạo ngược, dân oán giận thì trởi sẽ thu lại thiên mệnh, nhà vua sẽ bị mất vương vị, vương quyên, ở khía cạnh này, quan điểm thiên mệnh có ý nghĩa tích cực và là yếu tố kiềm chế quyền lực củanhà vua.

     Thứ hai, quan điểm Tôn quân quyền của Nho giáo đề cao địa vị duy nhất, chí tôn và thiêng liêng của nhà vua: “Trời không có hai mặt trời, trăm họ không có hai vua thiên tử”; đề cao quyền uy tối thượng và đòi hỏi tập trung toàn bộ quyền lực nhà nước và quyền lực nhà nước tối cao vào nhà vua: “Chỉ có vua có thể ban phúc, ra uy, ban bổng lộc”.

     Thứ ba, quan điểm chính danh của Nho giáo hàm chứa ba yêu cầu đối với mỗi cá nhân trong bộ máy Nhà nước: Địa vị đạt được phải chính đáng, địa vị phải tương xứng với tài đức, danh nào phận ấy. Đồng thời, quan điểm chính danh cũng xác lập trật tự trên dưới theo danh phận rất nghiêm ngặt ở cả ba cấp độ gia đình, xã hội và quốc gia.

     Thứ tư, quan điểm Pháp tiên vương của Nho giáo cho rằng các bậc quân vương “nên theo phép cũ của các ông, cha mình mà ứng dụng theo thời. Dân trị, hay loạn là ở đó. Hãy theo những việc đã làm của ông cha”.Quan điểm này là lực cản làm Nhà nước phong kiến Việt Nam chậm đổi mới đường lối cai trị cho phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại.

     Từ những nội dung và quan điểm chính trị-pháp lí cơ bản đó, về phương thức cai trị, Nho giáo chủ trương Đức trị, lấy việc tu thân, giáo hoá dân bàng lễ nhạc là chủ yếu, hình pháp chỉ là bổ trợ.

     Các triều đại phong kiến Việt Nam đều xuất phát từ tư tưởng nho giáo để xây dựng các thiết chế nhà nước và pháp luật và hoạch định đường lối cai trị của mình. Dưới thời Nguyễn vua Thiệu Trị đưa ra bốn phương châm cai trị là: Kính thiên, Pháp tổ Cần chính, Ái dân.



Cơ cấu đẳng cấp của xã hội Việt Nam

     Quan hệ đẳng cấp ở Việt Nam rất phức tạp.

     Theo địa vị xã hội, thời phong kiến ở Việt Nam có 2 đẳng cấp quý tộc: quan liêu và bình dân. Theo tiêu chí nghề nghiệp, xã hội được phân định thành 4 đẳng cấp: sĩ, nông, công, thương.

     Theo tập quán làng xã, xã hội có 2 đẳng cấp chính cư và ngụ cư; quan viên và dân hàng xã. Dù cơ cấu đăng câp được phân định theo các tiêu chí khác nhau song quan hệ giữa các đẳng cấp khá nổi trội, thân phận, địa vị của các đẳng cấp được phân biệt khá rõ. Theo tập quán làng xã, chi dân chính cư mới có các quyền tham dự việc làng như tế lễ, hội họp, ăn khao, bầu bộ máy quản lí làng xã… được ưu tiên chia ruộng quân điền. Dân ngụ cư là người không có hộ tịch tại xã, do vậy không có quyền hạn như chính cư, ruộng quân điền có thể được cấp nhưng phải cấp sau chính cư và là ruộng xấu hoặc ngoài đê.

Cơ cấu đẳng cấp của xã hội Việt Nam

      Theo tiêu chí địa vị xã hội, quý tộc quan liêu là đẳng cấp cách biệt hoàn toàn với bình dân. Nắm những cưong vị chủ chốt trong bộ máy nhà nước, được phong tước phẩm, ban cấp đất đai, được pháp luật và lễ nghi bảo vệ là đậc quyền của đăng cấp quý tộc, quan liêu. Ngược lại, bình dân là đẳng cấp tập hợp chủ vếu những người lao động, thợ thủ công, thương nhân, nông dân, với thân phận thấp kém họ vừa bị bóc lột sức lao động vừa bị khinh rẻ.

     Mức độ nổi trội trong quan hệ giai cấp và đẳng cấp trong xã hội phong kiến Việt Nam khác nhau song cả quan hệ giai cấp và đẳng cấp đều là các quan hệ mở. Ranh giới giữa các giai cấp và đẳng cấp không phải là đường biên mà chỉ là vùng biên. Do chế độ sở hữu tư nhân nhỏ và vừa là chủ yếu, do sự thay đổi triều đại và chính sách của nhà nước; sự chuyển hoá địa vị và đẳng cấp diễn ra khá thường xuyên và nhanh chóng thậm chí ngay trong một đời người.

     Cơ cấu, quan hệ giai cấp, đẳng cấp có nhiều điểm đặc biệt đã tác động lớn tới nhà nước pháp luật phong kiến Việt Nam:

- Góp phần xác lập nhà nước quân chủ tập quyền phát triển theo xu hướng chuyên chế.

- Buộc nhà nước phải ban hành nhiều chính sách phát huy thế mạnh đồng thời kiềm chế những tác động tiêu cực của quan hệ giai cấp, đẳng cấp tới đời sống nhà nước và pháp luật.

- Tạo nên bản chất củanhà nước và pháp luật không quá sâu sắc về tính giai cấp nhưng có phần nổi trội về tính xã hội.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: nha nuoc van lang, nước âu lạc

Cơ cấu giai cấp của xã hội Việt Nam từ thế kỉ X – giữa thế kỉ XIX

     Do chịu sự chi phối của cơ sở kinh tế cùng hoàn cảnh lịch sử, cơ sở xã hội cho sự hình thành và phát triển của nhà nước – pháp luật phong kiến Việt Nam khá phức tạp. Ngoài cơ cấu giai cấp, nhà nước và pháp luật phong kiến Việt Nam còn chịu tác động của cơ cấu đẳng cấp.

     Cơ cấu giai cấp: Từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX, xã hội Việt Nam có 2 giai cấp cơ bản là địa chủ phong kiến và nông dân.

- Địa chủ phong kiến gồm 2 bộ phận địa chủ quý tộc quan liêu và địa chủ bình dân. +) Địa chủ quý tộc quan liêu thưởng có nguồn gốc từ hoàng tộc và quan chức trong bộ máy nhà nước. Do chính sách đãi ngộ của nhà nước phong kiến, quý tộc, quan liêu dần được địa chủ hoá. Không ổn định về số lượng, không tồn tại vĩnh viễn, địa vị và quyền lợi của bộ phận địa chủ này gắn chặt với triều đại mà họ phục vụ. Được coi là bệ đỡ vững chắc cho vương quyền, các triều đại phong kiến đã trọng dụng, trọng đãi bộ phận địa chủ quý tộc quan liêu.

Cơ cấu giai cấp của xã hội Việt Nam từ thế kỉ X – giữa thế kỉ XIX

+) Địa chủ bình dân: Thưởng có nguồn gốc từ thợ thủ công, thương nhân, nông dân tự canh… sống rải rác ở các làng xã. Đây là bộ phận địa chủ phát triển nhanh về số lượng. Do có khả năng kinh tế, họ đã gia nhập và lũng đoạn hội đồng hàng xã, chi phối mọi mặt đời sống và làm nảy sinh tệ nạn cường hào ở làng xã. Chính sách hạn chế số lượng ruộng đất tư của nhà nước phong kiến và tập quán chia đều tài sản thừa kế cho các con khiến cho địa chủ phong kiến dù là quý tộc quan liêu hay bình dân hầu hết đều chỉ là địa chủ nhỏ và vừa.

- Nông dân: Ở Việt Nam, ngoài nông dân lĩnh canh còn có một bộ phận đáng kể nông dân tự canh. Đối với nông dân tự canh nhà nước có thể mượn hoặc thu một khoản thuế đất nhẹ hơn so với thuế cày ruộng đất công tuỳ theo chính sách của từng triều đại. Bộ phận nông dân lĩnh canh ngoài việc lĩnh canh ruộng đất của địa chủ phong kiến còn lĩnh canh cả ruộng đất của nhà nước dưới hình thức nhận ruộng quân điền. Ngoài nghĩa vụ nộp thuế đất (tô), thuế thân, nông dân nhận ruộng quân điền còn phải thực hiện nghĩa vụ lao dịch, binh dịch cho nhà nước, tuy nhiên mức độ đóng thuế khi cày cấy loai ruộng này thấp hơn so với việc lĩnh canh ruộng đất của địa chủ. So với nông nô ở phương Tây hoàn toàn lệ thuộc thân phận với lãnh chúa, thân phận của những nông dân Việt Nam tự do hơn.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: nhà nước văn lang, nuoc au lac

Chế độ sở hữu tư nhân và tính chất nền kinh tế nhà nước Phong kiến Việt Nam

 Chế độ sử hữu tư nhân:

     Nguồn gốc của ruộng đất tư khá đa dạng bao gồm mua bán, khai hoang, nhà nước ban cấp hoặc do chấp chiếm biến công vi tư. Xét về quy mô, do tập quán chia đều ruộng đất thừa kế cho các con và chính sách giới hạn tích tụ ruộng đất tư của nhà nước, sở hữu tư nhân Việt Nam thời phong kiến luôn dừng ở mức nhỏ và vừa.

     Ruộng đất tư chỉ bao gồm đất ở và đất canh tác và không có sự tập trung tại một địa bàn mà thưởng xen kẽ với ruộng đất thuộc sở hữu công. Dù thừa nhận quyền sở hữu ruộng đất tư song nhà nước luôn tìm cách can thiệp vào sở hữu tư nhân. Khi ruộng đất tư phát triển, Nhà nước điều tiết bằng hàng loạt chính sách, trong đó tịch thu sung công thông qua chính sách hạn điền mà nhà Hồ, nhà Nguyễn thực hiện được tính là cực đoan nhất.Sở hữu tư nhân về ruộng đất ở Việt Nam khác hẳn so với sở hữu tư nhân về ruộng đất ở Trung Quốc và phương Tây thời phong kiến ở phương Tây thời phong kiến, các lãnh địa thuộc quyền sở hữu của các lãnh chúa. Trung Quốc thời phong kiến, chỉ tồn tại 2 hình thức sở hữu là sở hữu nhà nước và sở hữu tư nhân trong đó sở hữu nhà nước có xu hướng bị thu hẹp, sở hữu tư nhân từng bước được xác lập. Tình trạng địa chủ kiêm tính mộng đất xảy ra khá phổ biến trong lịch sử Trung Quốc. Ngoại thích Lương Ký thời Hán đã sở hữu vùng đất cở chu vi 1000 dặm. ThờiĐường, Tống, Minh, Thanh phong cấp mộng đất cho công thần, quý tộc lên tới hàng vạn khoảnh.

Chế độ sở hữu tư nhân và tính chất nền kinh tế nhà nước Phong kiến Việt Nam

     Như vậy, từ thế kỉ X tới giữa thế kỉ XIX, nhà nước phong kiến Việt Nam được hình thành và phát triển trên chế độ sở hữu đa hình thức trong đó sở hữu công giữ vai trò chủ đạo

Tính chất của nền kinh tế:

     Kinh tế nông nghiệp tự cấp tự túc là điểm khá tương đồng trong tính chất của nền kinh tế thời phong kiến cả ở phương Đông và phương Tây trong giai đoạn sơ kì. Tuy nhiên, tính chất tự cấp tự túc sớm bị phá vỡ ở Tây Âu phong kiến khi thành thị xuất hiện, sản xuất nông nghiệp ở các trang viên phong kiến chuyển sang tính chất hàng hoá. Chú trọng phát triển sản xuất nông nghiệp nhưng không  bức thương, từ rất sớm ở Trung Quốc, trong cơ cấu kinh tế của mình đã có sự góp mặt của thủ công nghiệp và thương nghiệp. Ở Việt Nam, nhà nước phong kiến chỉ chú trọng phát triển kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp luôn bị kiềm chế. Do manh mún trong chế độ sở hữu và chiếm hữu mộng đất nên nông nghiệp được canh tác theo hộ gia đình, năng suất lao động thấp. Cho tới thế kỉ XV, Đại Việt chỉ có một trung tâm sản xuất thủ công nghiệp và giao thương đó là thành Thăng Long (Kẻ Chợ). Thời kì Đàng Trong và Đàng Ngoài một số trung tâm giao lưu buôn bán mới xuất hiện như Phố Hiến ở Đàng Ngoài, Hội An ở Đàng Trong. Thủ công nghiệp, thương nghiệp tiếp tục bị khống chế khi triều Nguyễn bế quan, toả cảng. Với nền kinh tế tiểu nông tự cấp tự túc, Việt Nam thời phong kiến không xuất hiện những thếlực có tiềm năng kinh tế lớn đe doạ tới chính quyền trung ương và làm cho sự cách biệt giữa các tầng lớp xã hội không quá lớn, tính giai cấp của nhà nước vàpháp luật do vậy cũng không sâu sắc.


Đọc thêm tại:

Các triều đại nhà Hồ, nhà Mạc, nhà Tây Sơn, Nhà Nguyễn của nước ta

 Triều H (1400-1407)

Trải qua 2 đời vua:

- Hồ Quý Ly (1400 – 1401): Tự Lý Nguyên là người gốc Hán, làm quan qua 5 đời vua Trần (Nghệ Tông, Duệ Tông, Phế Đế, Thuận Tông và Thiếu Đế). Năm 1400, Hồ Quý Ly ép Thiếu Đế nhường ngôi; tại vị 1 năm, Hồ Quý Ly nhường ngôi cho con trở thành Thái Thượng Hoàng. Hồ Quý Ly đặt quốc hiệu Đại Ngu và đặt kinh đô tại Vĩnh Lộc, Thanh Hoá (Tây Đô).

- Hồ Hán Thương (1401 – 1407).

Năm 1407, quân Minh sang xâm lược, cuộc kháng chiến chống Minh do nhà Hồ lãnh đạo thất bại, Việt Nam bị triều Minh đô hộ 21 năm (1407- 1428)

Triều Mạc (1527 – 1592)

Trải qua 65 năm với 5 đời vua: Thái Tổ Mạc Đăng Dung (1527 – 1529); Thái Tông Mạc Đăng Doanh (1530 – 1540); Hiến Tông Mạc Khúc Hải (1541 – 1546); Tuyên Tông Mạc Phúc Nguyên (1546 – 1561); Mạc Mậu Hợp (1562 – 1592).

Các triều đại nhà Hồ, nhà Mạc, nhà Tây Sơn, Nhà Nguyễn của nước ta

- Triều đại Tây Sơn (1778 – 1802)

     Từ thế kỉ XVIII, chế độ phong kiến Việt Nam bước vào khủng hoảng, khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi. Cuộc khởi nghĩa do ba anh em họ Nguyễn lãnh đạo ở Đàng Trong đã giết chết chúa Nguyễn Phúc Thuần thiết lập vương triều Tây Sơn. Vương triều Tây Sơn tồn tại ngắn ngủi nhưng đóng góp rất lớn cho lịch sử dân tộc: Đánh tan quân xâm lược Xiêm ở phía Nam, quân Thanh ở phía Bắc, bước đầu thống nhất đất nước. Triều đại Tây Sơn tồn tại 24 năm, lấy Phú Xuân làm kinh đô, với 3 đời vua: Thái Đức Nguyễn Nhạc (1778 – 1793); Quang Trung Nguyễn Huệ (1789 – 1792); Cảnh Thịnh Quang Toản (1792- 1802).

Triều Nguyễn

     Được thiết lập năm 1802, triều Nguyễn được phân định thành 2 thời kì: Thời kì phong kiến độc lập, tự chủ (1802 – 1884) và thời kì thuộc địa nửa phong kiến (1884 – 1945).

     Thời kì phong kiến độc lập tự chủ trải qua 7 đời vua: Gia Long (1802- 1819), Minh Mạng (1820 – 1940), Thiệu Trị (1841 – 1847), Tự Đức (1848 – 1883), Dục Đức (16 – 19/6/1883), Hiệp Hoa (6/1883 – 11/1883), Kiến Phúc (12/1883 – 8/1884).

     Là triều đại thiết lập sau mấy trăm năm nội chiến, các vua triều Nguyễn trong thời kì độc lập, tự chủ đã hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước đã được đặt cơ sở từ triều Tây Sơn. Để quản lí đất nước và đàn áp các thế lực chống đối ở bên trong, nhòm ngó từ bên ngoài, nhà Nguyễn đã xây dựng một nhà nước trung ương tập quyền cao độ. Năm 1804, Gia Long đổi quốc hiệu thành Việt Nam, Phú Xuân tiếp tục là trung tâm chính trị của đất nước.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: văn minh văn lang âu lạc, nuoc au lac

Triều Hậu Lê của nước ta

     Năm 1428, nghĩa quân Lam Sơn đã giải phóng hoàn toàn đất nước, khôi phục nền độc lập dân tộc, đưa Lê Lợi lên ngôi tại kinh thành Thăng Long, triều đại Hậu Lê được thiết lập. Dựa trên đặc điểm phát triển, giới sử học chia nhà Hậu Lê thành 2 giai đoạn: Lê sơ và Lê trung hưng (Lêrnạt).

- Giai đoạn Lê sơ (1428 – 1527) trải qua 10 đời vua: Lê Thái Tổ (1428 – 1433); Lê Thái Tông (1434 – 1442); Lê Nhân Tông (1460 – 1497); Lê Hiến Tông (1497 – 1504); Lê Túc Tông 1504; Lê Uy Mục (1505 – 1509); Lê Tương Dực (1509 – 1516); Lê Chiêu Tông (1516 – 1522); Lê Cung Hoàng (1522 – 1527).

     Giai đoạn Lê sơ gắn liền với tên tuổi các vị vua anh minh: Thái Tổ, Thái Tông, Thánh Tông. Đại Việt dưới thời các vị vua này phát triển rực rỡ: Nhà nước trung ương tập quyền được củng cố vững chắc, giữ yên biên giới phía Bắc, mở rộng lãnh thổ phía Nam tới Bình Định, hoạt động lập pháp đạt nhiều thành tựu đáng kể. Các vua cuối thời Lê sơ đều ham mê tửu sắc, ngu tối, bất minh khiến triều thần lộng quyền. Năm 1527, Mạc Đăng Dung giết Lê Cung Hoàng lập ra triều Mạc, giai đoạn Lê sơ kết thúc.

Triều Hậu Lê của nước ta

- Giai đoạn Lê trung hưng (1532 – 1789)

      Năm 1532, một số cựu thần nhà Lê tôn Lê Duy Ninh (Lê Trang Tông) lên ngôi, nhà Hậu Lê bước vào giai đoạn Lê trung hưng. Đây là giai đoạn các vua Lê mất dần thực quyền, đất nước lâm vào tình trạng nội chiến phân liệt. Đại Việt xuất hiện cục diện nhiều chính quyền tồn tại trên một phạm vi lãnh thổ.

- Cục diện Nam, Bắc triều (1532 – 1592): Là giai đoạn Đại Việt có 2 triều đại Lê, Mạc song song tồn tại. Triều Lê sau khi tái lập đã chiếm cứ và làm chủ toàn bộ khu vực từ Thanh Hoá trở vào Nam nên lịch sử còn gọi là Nam triều. Triều Mạc sau khi thiết lập vẫn đóng đô tại Thăng Long nên gọi là Bắc triều.

- Cục diện Đàng Trong, Đàng Ngoài: Sau khi Lê Duy Ninh lên ngôi, quyền bính ở Nam triều rơi vào tay công thần Nguyễn Kim. Năm 1545, Nguyễn Kim bị đầu độc chết, vua Lê trao quyền bính cho Trịnh Kiểm (con rể của Nguyễn Kim). Để củng cố thế lực của mình, Trịnh Kiểm loại trừ ảnh hưởng của họ Nguyễn, giết hại Nguyễn Uông – con cả của Nguyễn Kim. Nhằm bảo toàn tính mạng, xây dựng lực lượng chống Trịnh, Nguyễn Hoàng (con út của Nguyễn Kim) xin vào trấn ở vùng Thuận Hoá (1558) và Quảng Nam (1570). Cục diện Đàng Trong, Đàng Ngoài xuất hiện sau khi Nguyễn Hoàng thoát khởi sự kiểm soát của vua Lê, chúa Trịnh xây dựng lực lượng cát cứ. Sau 7 lần Trịnh – Nguyễn phân tranh, sông Gianh trở thanh giới tuyến chia cắt Đại Việt. Bắc sông Gianh là đất của vua Lê – Chúa Trịnh (Đàng Ngoài), nam sông Gianh là nơi thiết lập chính quyên của chúa Nguyễn (Đàng Trong). Thời Trung hưng với 2 cục diện Nam — Bắc triều,  Đàng Trong – Đàng Ngoài kéo dài 256 năm, tồn tại 17 đời vua Lê: Lê Trang Tông (1522 – 1548); Lê Trung Tông (1548 – 1556); Lê Anh Tông (1556 – 1573); Lê Thế Tông (1573 – 1599); Lê Kính Tông (1600 – 1619); Lê Thần Tông (1619 – 1643); Lê Chân Tông (1643 – 1649); Lê Thần Tông (1649 – 1662); Lê Huyên Tông (1663 – 1671); Lê Gia Tông (1672 – 1675); Lê Huy Tông (1676 – 1704); Lê Dụ Tông (1705 – 1729); Lê Duy Phương (1729 – 1732); Lê Thuân Tông (1732 – 1735); Lê Ý Tông (1735 – 1740); Lê Hiển Tông (1740 – 1786); Lê Man Đế (1787 – 1789).

     Dòng Chúa Trịnh tồn tại 242 năm, với 11 đời Chúa: Trịnh Kiểm (1545 – 1570); Trịnh Tùng (1570 – 1623); Trịnh Tráng (1623 – 1652); Trịnh Tạc (1653 – 1682); Trịnh Căn (1682 – 1709); Trịnh Cương (1709 – 1729); Trịnh Giang (1729 – 1740); Trịnh Doanh (1740-1767); Trịnh Sâm (1767 – 1782); Trịnh Tông (1782 – 1786); Trịnh Bồng (1786 – 1787).

     Dòng Chúa Nguyễn Đàng Trong tồn tại 177 năm với 9 đời Chúa: Nguyễn Hoàng (1600 – 1635); Nguyễn Phúc Nguyên (1613 – 1635); Nguyễn Phúc Lan (1635 – 1648); Nguyễn Phúc Tần (1648 – 1687);  Nguyễn Phúc Trăn (1687 – 1691); Nguyễn Phúc Chu (1691 – 1725); Nguyễn Phúc Chú (1725 – 1738); Nguyễn Phúc Khoát (1738 – 1765); Nguyễn Phúc Thuần (1765 – 1777).

     Từ khu vực Thuận – Quảng các Chúa Nguyễn Đàng Trong không ngừng mở mang lãnh thổ về phía Nam. Tới năm 1708, Chúa Nguyễn đã kiểm soát tới tận mũi Cà Mau và khẳng định chủ quyền cũng như khai thác lợi ích kinh tế ở các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: lich su nuoc ta, nhà nước văn lang âu lạc

Khái quát về Triều Lê, Triều Lý, Triều Trần của nước ta

Triều Tiền Lê (980 -1009)

Trải qua 29 năm với 3 đời vua

- Lê Đại Hành, tên huý là Lê Hoàn (980 – 1005)

     Sau khi lên ngôi Hoàng đế, ông giữ nguyên quốc hiệu Đại cồ Việt, tiếp tục đóng đô ở Hoa Lư, không chỉ có công đuổi Tống, bình Chiêm, ông còn có công dẹp nội loạn.

- Lê Long Việt làm vua 3 ngày bị Khai Minh Vương Long Đĩnh giết chết để cướp ngôi.

- Lê Long Đĩnh (1005 – 1009)

Khái quát về Triều Lê, Triều Lý, Triều Trần của nước ta

     Các triều đại xác lập trong thế kỉ X đều có thời gian tồn tại khá ngấn và thưởng xuyên phải đối diện với chiến tranh. Hoàn cảnh lịch sử nảy khiến bộ máy nhà nước mang nặng yếu tố hành chính quân sự và pháp luật có hình phạt dã man hà khắc.

Triều Lý (1010 – 1225)

     Trải qua 225 năm với 9 đời vua: Lý Thái Tổ (1010 – 1028); Lý Thái Tông (1028 – 1054); Lý Thánh Tong (1054 – 1072); Lý Nhân Tông (1072 – 1127); Lý Thần Tông (1128 – 1138); Lý Anh Tông (1138 – 1175); Lý Cao Tông (1176- 1210); Lý Huệ Tông (1211 – 1224); Lý Chiêu Hoàng (1224 – 1225).

     Vị vua sáng lập Triều Lý là Lý Công Uẩn từng giữ chức Điện tiền chỉ huy sứ dưới triều Tiền Lê. Khi Lê Long Đĩnh bạo ngược, sa đoạ chết, triều thần đứng đầu là Đào Cam Mộc, đã tôn Lý Công Ưẩn lên ngôi. Lý Công uẩn đã dờiđô về Đại La, đổi Đại La thành Thăng Long, tính kế lâu dài cho sự phát triển của đất nước. Năm 1054, Lý Thánh Tông đổi Quốc hiệu thành Đại Việt. Đây là quốc hiệu được sử dụng dài nhất trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam (sử dụng dưới các triều Lý, Trần và Hậu Lê). Nhà Lý tiếp tục củng cố nền độc lập dân tộc, đánh thắng cuộc xâm lược lần thứ 2 (1077) của nhà Tống; bước đầu xây dựng, phát triển nhà nước tập quyền và hệ thống pháp luật thống nhất trong phạm vi cả nước.

Triều Trần (1225 -1400)

     Nhà Trần giành ngôi báu thông qua cuộc hôn nhân giữa Trần Cảnh và Lý Chiêu Hoàng. Từ bối cảnh xác lập triều đại, nhà Trần sau này khuyến khích chế độ hôn nhân nội tộc và sớm lựa chọn, rèn cặp đối tượng kế vị ngôi báu, hình thành thể chế nhà nước lưỡng đầu. Trong 175 năm tồn tại, nhà Trần trải qua 12 đời vua.

- Trần Thái Tông ở ngôi vị Hoàng đế 32 năm (1225 – 1258), nhưởng ngôi cho con và trở thành Thái Thượng Hoàng 19 năm (1258- 1277).

- TrầnThánh Tông ở ngôi vị Hoàng đế 20 năm (1258 – 1278), làm Thái Thượng Hoàng 13 năm (1278 – 1291).

- Trần Nhân Tông ở ngôi vị Hoàng đế 14 năm (1279 – 1293) làm Thái Thượng Hoàng 6 năm (1293-1297).

- Trần Anh Tông ở ngôi vị Hoàng đế 21 năm (1293 – 1314) làm Thái Thượng Hoàng 6 năm (1314- 1320).

- Trần Minh Tông ở ngôi vị Hoàng đế 15 năm (1314 – 1329), làm Thái Thượng Hoàng 28 năm (1329 – 1357).

-Trần Hiển Tông ở ngôi vị Hoàng đế 12 năm (1329 – 1341).

- Trần Dụ Tông làm Hoàng đế 28 năm (1341 – 1369).

-  Trần Nghệ Tông ở ngôi vị Hoàng đế 2 năm (1370 – 1372), làm Thái Thượng hoàng 22 năm (1372 – 1394).

-  Trần Duệ Tông ở ngôi vị Hoàng đế 5 năm (1372 – 1377).

-  Trần Phế Đế ở ngôi vị Hoàng đê 11 năm (1377 – 1388) rồi bi truất ngôi.

- Trần Thuận Tông ở ngôi vị Hoàng đế 10 năm, sau đó bị Nghệ Tông ép nhường ngôi (1388 – 1398).

- Trần Thiếu Đế làm vua 2 năm (1398 – 1400).

      Nhà Trần đã 3 lần đánh thắng xâm lược Nguyên-Mông, giữ vững nền độc lập dân tộc, tiếp tục củng cố, phát triển nhà nước quân chủ quý tộc tập quyền được tạo dựng từ thời Lý; tăng cường hoạt động xây dựng pháp luật và đề cao vai trò của pháp luật trong quản lí đất nước.Từ thời Trần Dụ Tông, nhà Trần bắt đầu suy.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: lịch sử nước ta, văn lang âu lạc

Sơ lực triều đại nhà Ngô, nhà Đinh

     Sau chiến thắng Bạch Đằng, sự kiện Ngô Quyền xưng vương hiệu đã khép lại hơn 10 thế kỉ Bắc thuộc, mở ra kỉ nguyên mới trong lịch sử Việt Nam – kỉ nguyên xây dựng nhà nước phong kiến Việt Nam độc lập, tự chủ. Từ năm 939 – 1884, 10 triều đại phong kiến đã kế tiếp nhau trị vì đất nước. Dù cách thức, thời gian quán lí đất nước của các triều đại khác nhau song độc lập dân tộc gắn liền với xác lập và củng cố nhà nước trung ương tập quyền là xu hướng phát triển xuyên suốt cả thời kì phong kiến. Hoàn cảnh xác lập, tồn tại của mỗi triều đại góp phần quy định cách thức tổ chức, bản chất, chức năng của nhà nước cũng như nội dung pháp luật của từng triều đại.

Sơ lực triều đại nhà Ngô, nhà Đinh

     Thế kỉ X – thế kỉ bản lề của dân tộc chứng kiến sự xác lập của các vương triều Ngô, Đinh, Tiền Lê gắn liền với các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, chống lại các thế lực cát cứ, xây dựng nhà nước trung ương tập quyền.

Triều Ngô (939 – 965)

     Ngô Quyền định đô ở cổ Loa, thời gian tại vị của Ngô Quyền tuy ngắn ngủi (939 – 944) nhưng bước đầu đã xây dựng được nhànước trung ương tập quyền. “Đại Việt sử ki toàn thư” đánh giá: Dù chưa xưng Hoàng đế, Ngô Quyền đã nối lại quốc thống, đặt trăm quan, định triều nghi phẩm phục. Năm 944, sau khi Ngô Quyền chết, các con trai của Ngô Quyên là Ngô Xương Ngập và Ngô Xương Văn không đủ uy tín và sức mạnh để duy trì nhà nước trung ương tập quyền. Các thổ hào nổi dậy chống đổi chính quyền trung ương, Ngô Xương Ngập (Thiên Sách Vương) và Ngô Xương Văn (Nam Tấn Vương) thưởng phải xuất binh đánh dẹp. Sau khi Thiên Sách Vương và Nam Tấn Vương chết (vào năm 954 và năm 965), đất nước lâm vào tình trạng nội chiến (loạn 12 sứ quân).

Triều Đinh (968-980)

Trải qua 2 đời vua:

-         Đinh Tiên Hoàng – Đinh Bộ Lĩnh (968 – 979)

Sau khi đánh dẹp các sứ quân, năm 968 Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, đặt quốc hiệu Đại Cồ Việt, định đô tại Hoa Lư, đặt niên hiệu Thái Bình. Sự kiện xưng đế, tự đặt quốc hiệu của Đinh Bộ Lĩnh đã khẳng định nền độc lập, tự chủ của quốc gia.

-         Phế đế – Đinh Toàn (979 – 980)

Năm 979, Đinh Bộ Lĩnh và trưởng nam Đinh Liễn bị Đỗ Thích sát hại Vệ vương Đinh Toàn (6 tuổi) lên ngôi. Năm 980, nhà Tống mang quân xâm lược Đại Việt, thái hậu Dương Vân Nga đã mời Thập đạo tướng quân Lê Hoàn lên ngôi Hoàng đế.


Đọc thêm tại:

Chính quyền Dương Đình Nghệ (931 – 937)

     Sau khi đánh bại được chính quyền họ Khúc, Nam Hán chỉ chiếm được thành Đại La và kiểm soát được một phần vùng đồng bằng sông Hồng chứ chưa thiết lập được chính quyền đồ hộ bao trùm lên cả nước ta như buổi đầu thời thuộc Đường. Tại Châu Ái (Thanh Hoá), Châu Hoan (NghệTĩnh), các hào trưởng địa phương và tướng tá cũ của họ Khúc vẫn giữ quyền kiểm soát đất đai và dân cư.

     Dương Đình Nghệ ở làng Ràng (Dương Xá, Thiệu Hoá, Thanh Hoá) là hào trưởng ở địa phương, một tướng cũ của họ Khúc đã tập hợp lực lượng kháng chiến. Năm 931, Dương Đình Nghệ chiếm được thanh Đại La, lập lại nền tự chủ. Dương Đình Nghệ vẫn tự xưng là tiết độ sứ như họ Khúc. Năm 937, Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn, một viên tướng dưới quyền giết chết đoạt chức tiết độ sứ.

Chính quyền Dương Đình Nghệ (931 – 937)

     Ngô Quyền, người làng Đường Lâm (Hà Tây) là con rể của Dương Đình Nghệ, trước được Dương Đình Nghệ cử trông coi Châu Ái đã tập hợp lực lượng để trừng phạt Kiều Công Tiễn. Năm 938 khi Kiều Công Tiễn cầu cứu quân xâm lược Nam Hán, Ngô Quyền đã kéo quân ra Bắc diệt Kiều Công Tiễn sau đó đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. Từ đó, triều Nam Hán phải vĩnh viễn từ bở dã tâm xâm lược nước ta. Bằng chiến thắng Bạch Đằng lịch sử năm 938, dân tộc ta đã thực sự đè bẹp được ý chí xâm lược của kẻ thù, chấm dứt hơn 1000 năm đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc.

     Như vậy, trong vài chục năm đầu thế kỉ X, từ trong phong trào đấu tranh giải phóng kiên cưởng, bền bỉ của nhân dân đã xác lập được những chính quyền tự chủ, đặt nền móng cho việc xây dựngmột nhà nước độc lập dân tộc vững chắc, có chủ quyền hoàn toàn vào thời kì sau này.