Chính quyền đô hộ của nhà Đường ở nước ta

    Chính quyền đô hộ nhà Đường còn tăng cưởng lực lượng quân sự, ra sức xây đắp thành luỹ ở phủ thành Tống Bình và các châu khác nhằm chống phá các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta và của các cuộc đánh phá của các nước láng giềng. Riêng thành Tống Bình có tói 4200 quân đồn trú.

    Như vậy, từ thời Đường đã lập ra đô hộ phủ. Đô hộ phủ là cấp hành chính đặc biệt và là cơ quan cai trị bằng bạo lực quân sự ở các thuộc quốc của đế quốc Đường, tức khu vực “ngoại địa”. Việc lập An Nam đô hộ phủ đánh dấu sự thất bại sau hơn 700 năm thống trị của chính quyền đô hộ trong âm mưu đồng hoá nhân dân ta. Trên thực tế cho tới nhà Đường, chính quyền đô hộ chua áp đặt được chế độ trực trị tới các làng xã của người Việt.

Chính quyền đô hộ của nhà Đường ở nước ta

    Nhà Đường dần dần suy yếu, Trung Quốc lại bước vào thời kì nội chiến, chia cắt. Ở miền Bắc Trung Quốc, năm triều đại kế tiếp nhau, còn ở miền nam bị chia làm 10 nước. Sử sách gọi đó là thòi kì “ngũ đại thập quốc” (907 – 960). ở vùng đất An Nam, chính quyền đô hộ mang tính cát cứ nhưng các đơn vị hành chính và mô hình tổ chức chính quyền về cơ bần không thay đổi cho đến hết thời Bắc thuộc.

    Một là những luật tục của người Việt đã có từ thời đại Hùng Vương, được chính quyền đô hộ mặc nhiên thừa nhận. Theo Hậu Hán Thư, Mã Viện tâu về vua Hán lằng “Luật Việt và Luật Hán khác nhau tới hơn mưởi việc, (nay) xin làm sáng tở cựu chế đối với người Việt”; “cựu chế” là việc người Hán, từ thời Vũ Đế, vẫn phải dùng tục cũ của người Việt mà cai trị. Trước đó, theo Tiền Hán Thư, trong thư của Hoài Nam Vương Lưu An gửi lên Hán Vũ Đế cũng viết rằng, không thể dùng luật của người Hán để cai trị người Việt được vì “Từ đời tam đại thịnh trị, người Hồ, người Việt không chịu theo chính sóc (lịch) của Trung Quốc”… Trong các thư tịch cổ, từ Triệu, Hán đến Tuỳ, Đường, chính quyền đô hộ đều phải “lấy tục cũ của họ (người Việt) mà cai trị”.

    Luật tục của người Việt được tồn tại trong thời Bắc thuộc chỉ có thể chủ yếu là lộ làng. Luật tục đó được chính quyền đô hộ phải mặc nhiên thừa nhận nên không chỉ là luật riêng của người Việt mà còn trở thành một nguồn luật, một bộ phận trong luật pháp của chính quyền đô hộ. Trong thời kì này, luật tục của người Việt có không gian rộng lớn là các làng xã, có đối tượng điều chỉnh là đại đa số cư dân người Việt và chủ yếu ở các lĩnh vực hôn nhân gia đình, dân sự, quan hệ ruộng đất trong nội bộ làng xã…



Từ khóa tìm kiếm nhiều: văn minh văn lang âu lạc, nuoc au lac