Chế độ sở hữu tư nhân và tính chất nền kinh tế nhà nước Phong kiến Việt Nam

 Chế độ sử hữu tư nhân:

     Nguồn gốc của ruộng đất tư khá đa dạng bao gồm mua bán, khai hoang, nhà nước ban cấp hoặc do chấp chiếm biến công vi tư. Xét về quy mô, do tập quán chia đều ruộng đất thừa kế cho các con và chính sách giới hạn tích tụ ruộng đất tư của nhà nước, sở hữu tư nhân Việt Nam thời phong kiến luôn dừng ở mức nhỏ và vừa.

     Ruộng đất tư chỉ bao gồm đất ở và đất canh tác và không có sự tập trung tại một địa bàn mà thưởng xen kẽ với ruộng đất thuộc sở hữu công. Dù thừa nhận quyền sở hữu ruộng đất tư song nhà nước luôn tìm cách can thiệp vào sở hữu tư nhân. Khi ruộng đất tư phát triển, Nhà nước điều tiết bằng hàng loạt chính sách, trong đó tịch thu sung công thông qua chính sách hạn điền mà nhà Hồ, nhà Nguyễn thực hiện được tính là cực đoan nhất.Sở hữu tư nhân về ruộng đất ở Việt Nam khác hẳn so với sở hữu tư nhân về ruộng đất ở Trung Quốc và phương Tây thời phong kiến ở phương Tây thời phong kiến, các lãnh địa thuộc quyền sở hữu của các lãnh chúa. Trung Quốc thời phong kiến, chỉ tồn tại 2 hình thức sở hữu là sở hữu nhà nước và sở hữu tư nhân trong đó sở hữu nhà nước có xu hướng bị thu hẹp, sở hữu tư nhân từng bước được xác lập. Tình trạng địa chủ kiêm tính mộng đất xảy ra khá phổ biến trong lịch sử Trung Quốc. Ngoại thích Lương Ký thời Hán đã sở hữu vùng đất cở chu vi 1000 dặm. ThờiĐường, Tống, Minh, Thanh phong cấp mộng đất cho công thần, quý tộc lên tới hàng vạn khoảnh.

Chế độ sở hữu tư nhân và tính chất nền kinh tế nhà nước Phong kiến Việt Nam

     Như vậy, từ thế kỉ X tới giữa thế kỉ XIX, nhà nước phong kiến Việt Nam được hình thành và phát triển trên chế độ sở hữu đa hình thức trong đó sở hữu công giữ vai trò chủ đạo

Tính chất của nền kinh tế:

     Kinh tế nông nghiệp tự cấp tự túc là điểm khá tương đồng trong tính chất của nền kinh tế thời phong kiến cả ở phương Đông và phương Tây trong giai đoạn sơ kì. Tuy nhiên, tính chất tự cấp tự túc sớm bị phá vỡ ở Tây Âu phong kiến khi thành thị xuất hiện, sản xuất nông nghiệp ở các trang viên phong kiến chuyển sang tính chất hàng hoá. Chú trọng phát triển sản xuất nông nghiệp nhưng không  bức thương, từ rất sớm ở Trung Quốc, trong cơ cấu kinh tế của mình đã có sự góp mặt của thủ công nghiệp và thương nghiệp. Ở Việt Nam, nhà nước phong kiến chỉ chú trọng phát triển kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp luôn bị kiềm chế. Do manh mún trong chế độ sở hữu và chiếm hữu mộng đất nên nông nghiệp được canh tác theo hộ gia đình, năng suất lao động thấp. Cho tới thế kỉ XV, Đại Việt chỉ có một trung tâm sản xuất thủ công nghiệp và giao thương đó là thành Thăng Long (Kẻ Chợ). Thời kì Đàng Trong và Đàng Ngoài một số trung tâm giao lưu buôn bán mới xuất hiện như Phố Hiến ở Đàng Ngoài, Hội An ở Đàng Trong. Thủ công nghiệp, thương nghiệp tiếp tục bị khống chế khi triều Nguyễn bế quan, toả cảng. Với nền kinh tế tiểu nông tự cấp tự túc, Việt Nam thời phong kiến không xuất hiện những thếlực có tiềm năng kinh tế lớn đe doạ tới chính quyền trung ương và làm cho sự cách biệt giữa các tầng lớp xã hội không quá lớn, tính giai cấp của nhà nước vàpháp luật do vậy cũng không sâu sắc.


Đọc thêm tại: