Quá trình xác lập quyền lực trong xã hội

    “Những cơ quan đó, lúc bấy giờ với tư cách là đại biểu cho những lợi ích chung của toàn nhóm, đã có đối với mỗi cộng đồng riêng biệt một địa vị đặc biệt đôi khi đối lập với ngay cộng đồng ấy, rồi chẳng bao lâu sau đó có ngay một tính độc lập còn nhiều hơn nữa do việc kế thừa nhiệm vụ là tự nó thành tục lệ trong cái thế giới mà mọi việc đều xảy ra theo tự nhiên hoặc là do công việc hàng ngày không thể nào bỏ được những cơ quan như thế khi mà những xung đột với những nhóm khác ngày càng tăng thêm…

    Với thời gian chức năng xã hội đã có thể dẩn dần vươn lên thành sự thống trị đối với xã hội… hễ ở đâu gặp thời cơ thuận lợi, người đày tớ ban đầu lại biến thành người chủ… tùy theo hoàn cảnh, người chủ để lại biến thành tên vua chuyên chế hay tên chúa tỉnh ở phương Đông”.

Quá trình xác lập quyền lực trong xã hội

    Từ đầu thời kì Hùng Vương trở đi, địa vị của những người được trao quyền lực như thủ lĩnh liên minh bộ lạc, tù trưởng bộ lạc, tộc trưởng… được xác lập với những quyền lực ngày càng lớn để thực hiện các chức năng xã hội. Từ địa vị đó, những người này bên cạnh việc bảo vệ lợi ích chung của cộng đồng đã từng bước chiếm được nhiều hơn của cải mà vốn trước đây là của cộng đồng, có bộ máy giúp việc và những người phục dịch cho cá nhân và gia đình. Quyền lực được họ sử dụng để tiến hành các công việc dưới danh nghĩa là thực hiện chức năng xã hội đã không phải chỉ nhằm mục đích bảo vệ cho những lợi ích chung của cả cộng đồng mà còn nhằm mục đích mang lại lợi ích cho cá nhân họ đồng thời để đề cao uy tín, địa vị và quyền hạn của mình. Vì vậy, bên cạnh các biện pháp dân chủ vốn đặc trưng trong công xã nguyên thuỷ, các biện pháp cưỡng chế thể hiện quyển lực của cá nhân thủ lĩnh hay một nhóm nhỏ cũng được sử dụng ngày càng phổ biến hơn. Trong xu hướng đó, quá trình chuyên hoá quyển lực diễn ra và quyền lực xã hội được trao nhằm để thực hiện chức nàng xã hội dần dần biến thành quyền lực mang tính quyền lực nhà nước. Người thực hiện chức năng xã hội biến thành quan chức, những quan chức hợp thành bộ máy nhà nước. Đối với họ, việc quản lí xã hội không còn là “nghề nghiệp dư” mà trở thành “nghề chuyên nghiệp”.