Những yếu tô thúc đẩy sự ra đời sớm của nhà nước

Những yếu tô thúc đẩy sự ra đời sớm của nhà nước

    Cuối thời đại Hùng Vương, sự phân hoá xã hội tuy chưa tới mức cao nhưng cùng với sự phát triển kinh tế đã tạo nên tiền đề vật chất cần thiết cho khả năng ra đời của nhà nước. Xét về mặt lí thuyết, nhà nước chỉ xuất hiện khi sự phân chia giai cấp và mâu thuẫn giai cấp đã trở nên gay gắt, không thể điều hoà được. Tuy nhiên, trong điều kiện của xã hội phương Đông, tuy chưa có đầy đủ những tiền đề đó nhưng nếu có những yếu tố xúc tác, thúc đẩy thì nhà nước có thể ra đòi sớm.

     Ph. Ăngghen đã nói tới những nhân tố đó: nhà nước mà “những nhóm tự nhiên gồm các công xã trong cùng bộ lạc đã đi đến chỗ thiết lập trong quá trình tiến triển của họ (ví dụ như việc tưới nước ở phương Đông) và để tự vệ chống kẻ thù bên ngoài thì từ nay trở đi cũng lại có luôn cả mục đích là duy trì bằng bạo lực những điều kiện tồn tại và thống trị của giai cấp thống trị chống lại giai cấp bị trị”.(1) Yếu tố thuỷ lợi và tự vệ đã có tác động mạnh mẽ, thúc đẩy quá trình hình thành nhà nước sớm hơn trên cơ sở phân hoá xã hội là tiền đề vật chất không thể thiếu được nhưng chưa thật chín muồi.

Những yếu tô thúc đẩy sự ra đời sớm của nhà nước

    Thiên nhiên nước ta có nhiều thuận lợi đối với cuộc sống con người. Cuối thời Hùng Vương, dân cư đã tràn xuống chinh phục vùng đồng bằng châu thổ của các con sông lớn và phát triển nông nghiệp trồng lúa nước nên công cuộc trị thuỷ-thuỷ lợi (chống lũ lụt, tưới tiêu nước) giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Công cuộc chinh phục thiên nhiên đó được phản ánh qua các truyền thuyết dân gian như việc diệt trừ mộc tinh (miền đồi núi), ngư tinh (miền biển), hồ tinh (miền châu thổ), chống thuỷ tinh (ngập lụt)…

     Vị trí địa lí của nước ta nằm trên đầu mối của những luồng giao thông tự nhiên nên yếu tố tự vệ chống lại các mối đe dọa từ bên ngoài ngày càng trở nên bức thiết. Tư liệu khảo cổ đã phản ánh về điều đó. Trong giai đoạn Phùng Nguyên, tỉ lệ vũ khí so với toàn bộhiện vật rất nhỏ, như ở di tích Văn Điển là 0,28%, di tích Phùng Nguyên là 0,84%, di tích Lũng Hoá là 2,91%. Trong đó vũ khí có ít  kiểu loại và nhiều vũ khí chưa khác mấy công cụ sản xuất. Nhưng đến giai đoạn Đông Sơn, tỉ lệ vũ khí tăng vọt lên trên 50%, như ở di tích Vĩnh Quang là 50,6%, Thiệu Dương là 59,8%, Đông Sơn là 63,29%.0> Kiểu loại vũ khí trong giai đoạn này cũng trở nên đa dạng, phong phú. Truyền thuyết dân gian cũng nói tới nhiều cuộc xung đột, nhiều cuộc chiến đấu chống giặc Man, giặc Ân, giặc Hồ Tôn… Như vậy, thời bấy giờ, chiến tranh đã trở thành một hiện tượng phổ biến trong xã hội, bao gồm cả những cuộc xung đột bên trong và các cuộc xung đột bên ngoài. Xung đột bên trong diễn ra giữa các cộng đồng, các bộ lạc, các thị tộc, đòi hỏi phải có thiết chế để hợp nhất các địa phương, các cộng đồng dân cư thành quốc gia. Xung đột bên ngoài biểu hiện ởcuộc đấu tranh chống các mối đe dọa ngoại xâm nhằm bảo vệ lợi ích chung của cộng đồng. Câu chuyện Thánh Gióng là minh chứng điển hình cho loại chiến tranh tự vệ này. Đặc biệt, từ thế kỉ thứ III tr.CN ở Trung Quốc, đế chế Tần thành lập đe dọa trực tiếp các nhóm Bách việt ở phương Nam, trong đó có cư dân Lạc Việt.


Đọc thêm tại: