Các tầng lớp xuất hiện cuối thời Hùng Vương

     Các nguồn tư liệu cho thấy cuối thời Hùng Vương là giai đoạn sơ kì của sự phân hoá giai cấp. Trong xã hội bấy giờ đã hình thành các tầng lớp sau:

     Tầng lớp quý tộc: Đó là những người vốn là con cháu của các thủ lĩnh liên minh bộ lạc, tộc trưởng thị tộc cùng gia đình của họ, được truyền thuyết dân gian và sử sách gọi là Hùng Vương, lạc hầu, lạc tướng, bồ chính…

     Họ có quyền thế tập địa vị và quyền lợi của cha ông. Nhờ địa vị, quyền năng mà họ có được hoặc được cộng đồng (liên minh bộ lạc hoặc bộ lạc hay công xã) trao cho, họ có được một phần sản phẩm thặng dư trong xã hội và một số người phục vụ. Dần dần họ tích tụ trong tay nhiều quyền lực, của cải và người phục dịch,sống cách biệt với đông đáo nhân dân lao động. Sự cách biệt tuy chưa cao nhang đã dược phán ánh trong cách xưng hô: Con trai vua gọi là quan lang, con gái vua gọi là mị nương. Họ là những quý tộc thế tập chứ khống phải là chủ nô vì lợi tức họ thu được chủ yếu thông qua việc bóc lột nông dân công xã, còn sức lao động của nô tì chủ yếu được sử dụng trong việc hầu hạ. Họ cũng không phải là địa chủ vì thời bấy giờ chưa có ruộng đất tư.

Các tầng lớp xuất hiện cuối thời Hùng Vương

    Tầng lớp thứ hai là nông dân công xã nông thôn, chiếm đa số trong xã hội và là lực lượng sản xuất chủ yếu. Họ được công xã chia ruộng đất để cày cấy nhưng cũng bị quý tộc bóc lột bằng các hình thức bắt cồng nạp, lao dịch… Tuy nhiên, cuộc sống của nông dân công xã tương đối ổn định và tự do, khác với địa vị của nô lệ.

    Tầng lớp nổ tì có địa vị thấp nhất trong xã hội bấy giờ. Nguồn gốc của họ có thể là thành viên cồng xã quá nghèo khổ hoặc vi phạm tục lệ xã hội bị bắt làm nô tì, có thể là người ngoại tộc bị bán làm nô tì (như được phản ánh trong chuyện An Tiêm) và có thể là tù binh chiến tranh. Số lượng nô tì trong xã hội không nhiều. Họ ít khi tham gia sản xuất mà chủ yếu phục dịch trong các gia đình quý tộc.

    Tóm lại, sự phân hoá xã hội thời đại Hùng Vương ở trạng thái như sau:

-   Quá trình phân hoá xã hội diễn ra rất chậm chạp, kéo dài hàng ngàn năm;

-   Nếu so với giai đoạn đầu (giai đoạn Phùng Nguyên) thì đến giai đoạn cuối (giai đoạn Đông Sơn), sự phân hoá xã hội đã thể hiện rõ nét ở cả sự phân hoá giàu nghèo và sự phân hoá về địa vị xã hội;

-   Nếu so với nhiều nước khác như Trung Quốc và nhất là các nước phương Tây cổ đại thì mức độ phân hoá xã hội cho đến cuối thời kì Hùng Vương vẫn chưa tới mức độ sâu sắc, chưa mang tính đối kháng gay gắt;

    Đặc điểm trạng thái phân hoá xã hội đó quy định đặc thù quá trình hình thành nhà nước.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: văn minh văn lang âu lạc, nuoc au lac