Khái quát về Triều Lê, Triều Lý, Triều Trần của nước ta

Triều Tiền Lê (980 -1009)

Trải qua 29 năm với 3 đời vua

- Lê Đại Hành, tên huý là Lê Hoàn (980 – 1005)

     Sau khi lên ngôi Hoàng đế, ông giữ nguyên quốc hiệu Đại cồ Việt, tiếp tục đóng đô ở Hoa Lư, không chỉ có công đuổi Tống, bình Chiêm, ông còn có công dẹp nội loạn.

- Lê Long Việt làm vua 3 ngày bị Khai Minh Vương Long Đĩnh giết chết để cướp ngôi.

- Lê Long Đĩnh (1005 – 1009)

Khái quát về Triều Lê, Triều Lý, Triều Trần của nước ta

     Các triều đại xác lập trong thế kỉ X đều có thời gian tồn tại khá ngấn và thưởng xuyên phải đối diện với chiến tranh. Hoàn cảnh lịch sử nảy khiến bộ máy nhà nước mang nặng yếu tố hành chính quân sự và pháp luật có hình phạt dã man hà khắc.

Triều Lý (1010 – 1225)

     Trải qua 225 năm với 9 đời vua: Lý Thái Tổ (1010 – 1028); Lý Thái Tông (1028 – 1054); Lý Thánh Tong (1054 – 1072); Lý Nhân Tông (1072 – 1127); Lý Thần Tông (1128 – 1138); Lý Anh Tông (1138 – 1175); Lý Cao Tông (1176- 1210); Lý Huệ Tông (1211 – 1224); Lý Chiêu Hoàng (1224 – 1225).

     Vị vua sáng lập Triều Lý là Lý Công Uẩn từng giữ chức Điện tiền chỉ huy sứ dưới triều Tiền Lê. Khi Lê Long Đĩnh bạo ngược, sa đoạ chết, triều thần đứng đầu là Đào Cam Mộc, đã tôn Lý Công Ưẩn lên ngôi. Lý Công uẩn đã dờiđô về Đại La, đổi Đại La thành Thăng Long, tính kế lâu dài cho sự phát triển của đất nước. Năm 1054, Lý Thánh Tông đổi Quốc hiệu thành Đại Việt. Đây là quốc hiệu được sử dụng dài nhất trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam (sử dụng dưới các triều Lý, Trần và Hậu Lê). Nhà Lý tiếp tục củng cố nền độc lập dân tộc, đánh thắng cuộc xâm lược lần thứ 2 (1077) của nhà Tống; bước đầu xây dựng, phát triển nhà nước tập quyền và hệ thống pháp luật thống nhất trong phạm vi cả nước.

Triều Trần (1225 -1400)

     Nhà Trần giành ngôi báu thông qua cuộc hôn nhân giữa Trần Cảnh và Lý Chiêu Hoàng. Từ bối cảnh xác lập triều đại, nhà Trần sau này khuyến khích chế độ hôn nhân nội tộc và sớm lựa chọn, rèn cặp đối tượng kế vị ngôi báu, hình thành thể chế nhà nước lưỡng đầu. Trong 175 năm tồn tại, nhà Trần trải qua 12 đời vua.

- Trần Thái Tông ở ngôi vị Hoàng đế 32 năm (1225 – 1258), nhưởng ngôi cho con và trở thành Thái Thượng Hoàng 19 năm (1258- 1277).

- TrầnThánh Tông ở ngôi vị Hoàng đế 20 năm (1258 – 1278), làm Thái Thượng Hoàng 13 năm (1278 – 1291).

- Trần Nhân Tông ở ngôi vị Hoàng đế 14 năm (1279 – 1293) làm Thái Thượng Hoàng 6 năm (1293-1297).

- Trần Anh Tông ở ngôi vị Hoàng đế 21 năm (1293 – 1314) làm Thái Thượng Hoàng 6 năm (1314- 1320).

- Trần Minh Tông ở ngôi vị Hoàng đế 15 năm (1314 – 1329), làm Thái Thượng Hoàng 28 năm (1329 – 1357).

-Trần Hiển Tông ở ngôi vị Hoàng đế 12 năm (1329 – 1341).

- Trần Dụ Tông làm Hoàng đế 28 năm (1341 – 1369).

-  Trần Nghệ Tông ở ngôi vị Hoàng đế 2 năm (1370 – 1372), làm Thái Thượng hoàng 22 năm (1372 – 1394).

-  Trần Duệ Tông ở ngôi vị Hoàng đế 5 năm (1372 – 1377).

-  Trần Phế Đế ở ngôi vị Hoàng đê 11 năm (1377 – 1388) rồi bi truất ngôi.

- Trần Thuận Tông ở ngôi vị Hoàng đế 10 năm, sau đó bị Nghệ Tông ép nhường ngôi (1388 – 1398).

- Trần Thiếu Đế làm vua 2 năm (1398 – 1400).

      Nhà Trần đã 3 lần đánh thắng xâm lược Nguyên-Mông, giữ vững nền độc lập dân tộc, tiếp tục củng cố, phát triển nhà nước quân chủ quý tộc tập quyền được tạo dựng từ thời Lý; tăng cường hoạt động xây dựng pháp luật và đề cao vai trò của pháp luật trong quản lí đất nước.Từ thời Trần Dụ Tông, nhà Trần bắt đầu suy.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: lịch sử nước ta, văn lang âu lạc