Nông nghiệp và thủ công nghiệp có bước phát triển

    Chăn nuôi cũng được đẩy mạnh theo đà của trồng trọt. Trâu, bò, gà, chó, lợn… là những gia súc phổ biến mà xương, răng của chúng được tìm thấy trong nhiều di tích khảo cổ học, đặc biệt từ giai đoạn Gò Mun đến giai đoạn Đóng Sơn, xương trâu, bò nhà được tìm thấy ngày càng nhiều. Trong di chỉ Đồng Đậu đã tìm thấy tượng gà bằng đất nung. Đến giai đoạn Đông Sơn tìm thấy tượng gà bằng đồng thau ở Chiền Vậy, Vinh Quang.

    Hái lượm và săn bắn vẫn tồn tại nhưng bị đẩy xuống thứ yếu bởi trồng trọt và chăn nuôi cho sản phẩm nhiều hơn và không bấp bênh như hái lượm và săn bắn càng theo hướng thực dụng với hoa văn đơn giản. Những đồ đựng như chum, vại, nồi, niêu, bát, đĩa… được tìm thấy rất nhiều ở các di tích khảo cổ học.

Nông nghiệp và thủ công nghiệp có bước phát triển

    Nghề dệt đã khá phổ biến. Các loại vải mịn, vải thô còn in dấu trên đồ gốm. Trong một ngôi mộ ở Châu Can đã tìm thấy những mảnh vải. Hình người trên một số đồ đồng thuộc Đông Sơn, nhất là trên trống đồng, thạp đồng đều mặc áo, mặc váy, đóng khố. Sự phát triển của nghề luyện kim (đúc đồng, luyện sắt) có ý nghĩa như cuộc cách mạng, có tác động sâu sắc đến toàn bộ đời sống kinh tế và cơ cấu xã hội. Nghề đúc đồng xuất hiện từ đầu thời Hùng Vương, phát triển qua các giai đoạn Đồng Đậu, Gò Mun và đạt đỉnh cao ở giai đoạn Đông Sơn. Điều này được chứng thực bằng việc phát hiện ra các cục xỉ đồng và các khuôn đúc đồng, đặc biệt là các hiện vật đồng nhiều về số lượng, phong phú về chủng loại như rìu, giáo, mũi tên, lưỡi cày… Trong đó, tiêu biểu nhất là các trống đồng thòi Đông Sơn. Cũng đến giai đoạn Đông Sơn, nghề luyện sắt đã xuất hiện. Dấu tích của lò luyện sắt xốp ở Đồng Môn (Nghệ An), các ống bễ ở Vinh Quang (Hà Nội)… Câu chuyện huyền thoại về ngựa sắt, nón sắt, roi sắt của người anh hùng làng Gióng cũng phản ánh phần nào nghề luyện sắt của cha ông ta. Ngoài ra, những nghề thủ công khác cũng được phát triển như nghề mộc, nghề đan lát, nghề làm đá…

    Tóm lại, trong khoảng 2000 năm tr.CN, sức sản xuất và nền kinh tế thời đại Hùng Vương từ chỗ còn mang dáng dấp kinh tế tự nhiên nguyên thuỷ ở giai đoạn đầu trải qua những bước phát triển lâu dài đến giai đoạn cuối đã có những biến đổi lớn lao chuyển dần sang nền kinh tế sản xuất là chủ yếu.

    Những cong cụ bằng đổng thau, bằng sắt thay thế dần công cụ bằng đá. Con người từ vùng đồi núi, trung du tràn xuống khai phá vùng đồng bằng rộng lớn. Từ trồng trọt nương rẫy là phổ biến chuyển sang lấy nông nghiệp trồng lúa nước làm chủ đạo, từ nông nghiệp dùng cuốc sang nông nghiệp dùng cày với lưỡi cày bằng kim loại và sức kéo của gia súc.