Chính quyền nhà họ Khúc (905 – 930)

     Sau thất bại của nhà nước Vạn Xuân, cuộc đấu tranh chống Bắc thuộc vẫn ngày càng phát triển, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan, Phùng Hưng, Dương Thanh. Đến cuối thế kỉ IX, đầu thế kỉ X, phong trào giải phóng dân tộc đã trưởng thành một bước mới cả về ý thức độc lập dân tộc và tinh thần đoàn kết. Lúc này triều đình Trưởng An suy yếu, nạn cát cứ của các tập đoàn phong kiến ngày càng lan rộng. Đó là những điều kiện chủ quan và khách quan thuận lợi cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta chuyển sang bước ngoặt, giành độc lập dân tộc vững chắc.

Chính quyền nhà họ Khúc (905 – 930)

Chính quyền họ Khúc (905 – 930)

     Nhân cơ hội viên tiết độ sứ Độc Cô Tổn bị cách chức phải rởi khởi An Nam, một hào trưởng  đất Hồng Châu (Ninh Giang, Hải Dương) là Khúc Thừa Dụ được dân chúng ủng hộ đã tiến quân chiếm được phủ thành Tống Bình (Hà Nội), tự xưng là tiết đô sứ, xoá bở thực chất chính quyền đô hộ nhưng khéo lợi dụng bộ máy và danh nghĩa của lớp người đô hộ cũ để xác lập nền tự chủ. Khúc Thừa Dụ sau khi nắm được quyền lực thực tế ở An Nam vẫn giữ danh nghĩa “mệnh lệnh nhà Đường”. Triều đình Trưởng An buộc phải công nhận sự đã rồi. Tháng 2 năm 906, vua Đường phải phong thêm cho Khúc Thừa Dụ tước Đồng bình chương sư. Khúc Thừa Dụ phong cho con là Khúc Hạo chức Tình hải hành quân tư mã quyền tri lưu hậu tức là chức vụ chỉ huy quân đội và sẽ thay cha giữ chức tiết độ sứ. Như vậy, tuy còn mang danh hiệu một chức quan của nhà Đường nhưng thực chất Khúc Thừa Dụ đã xây dựng một chính quyền tự chủ. Bởi khi công nhận Khúc Thừa Dụ làm tiết độ sứ tức là nhà Đường theo tập quán chính trị bấy giở đã công nhận Khúc Thừa Dụ có quyền cả về dân sự, quân sự, hành chính, tài chinh. Tiết độ sứ được tự ý cử quan lại văn võ, trưng thu thuế khoá trong vùng mình cai trị. Khi tiết độ sứ chết thì con nắm lấy quyền gọi là “lưu hậu”. Thực chất đó là quyền tự trị của một vùng lãnh thổ, quyền tự chủ của một chính quyền. Trên thực tế, Khúc Thừa Dụ đã kết thúc về cơ bản ách thống trị hơn 1000 năm của phong kiến Trung Quốc.

     Năm 907, Khúc Thừa Dụ mất, con là Khúc Hạo lên thay. Khi ấy, nhà Hậu Lương đã thay thế nhà Đường cũng phải công nhận Khúc Hạo làm tiết độ sứ. Nối nghiệp cha, Khúc Hạo đã đảm đương một cách tài giởi trọng trách củng cố nền tự chủ non trẻ.

Để củng cố chính quyền tự chủ, xoá bở từng bước mô hình của chính quyền đô hộ còn đang tồn tại một cách hình thức, khắc phục tính phân tán của quyền lực thủ lĩnh địa phương, Khúc Hạo nỗ lực xây dựng chính quyền dân tộc thống nhất từ trung ương đến xã. Ông chia lãnh thổ thành các cấp hành chính lộ, phủ, châu, giáp, xã. Xã có xã quan đứng đầu là một chánh lệnh trưởng và một tá lệnh trưởng. Mỗi giáp có một quản giáp phụ trách chung và một phó tri giáp trông nom việc thu thuế. Cả nước có 314 giáp, gồm các hương trước đổi thành giáp và 150 giáp mới được đặt thêm. Các chức quan đứng đầu lộ, phủ, châu không được sử sách nói tới, có lẽ vẫn trao cho các hào trưởng địa phương đảm nhiệm.

     Về pháp luật, Khúc Hạo thể hiện đường lối chính trị thân dân. Ông sửa đổi lại chế độ thuế khoá và lao dịch nặng nề của thời thuộc Đường. Theo Khâm định Việt sử thông giám cương mục (tiền biên), họ Khúc đã “bình quân thuế ruộng, tha bỏ lực dịch, lập sổ khai hộ khẩu, kê rõ họ tên, quê quán, giao cho giáp trưởng trồng coi. Chính s khoan dung, giản dị, nhãn dán yên vui”. Với chính sách đó của Khúc Hạo, chính quyền tự chủ được củng cố một bước.

     Khúc Hạo mất, con là Khúc Thừa Mỹ lên thay (khoảng năm 917). Lúc đó, tiết độ sứ Lưu Cung ở Quảng Châu lập ra nhà nước cát cứ gọi là Nam Hán. Năm 930, Nam Hán đem quân xâm lược nước ta, đạt được chính quyền họ Khúc.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: nha nuoc van lang, nước âu lạc