Tổ chức bộ máy nhà nước Chăm Pa

    Theo các bi kí, tổ chức bộ máy nhà nước Chăm Pa không ngừng được củng cố trong đó quyền lực tối thượng thuộc vể nhà vua. Cũng như nhiều nước khác ở phương Đông, ruộng đất công của các công xã thuộc quyền sở hữu tối cao của nhà vua. Mọi hình thức chiếm dụng ruộng đất, ngay của quý tộc quan lại cũng phải được phép của vua. Các vua luôn đồng nhất mình với thần thánh, luôn tự cho mình là “Đấng thiêng liêng” hoặc “Đấng tối cao”…

    Quyền lực của vua được tượng trưng bằng một cái lọng màu trắng mà không ai được dùng. Theo thư tịch cổ Trung Hoa, chỉ có vua mới được ở lầu cao, mặc áo gấm, nằm giường, còn các quan chỉ được nằm chiếu trải trên sàn. Vua đi ra ngoài hay thiết triều đều có những nghi lễ rất oai nghiêm. Vua có quyền tuyệt đối với ruộng đất và thần dân. Giúp việc nhà vua có bộ máy quan lại ở trung ương và địa phương. Bộ máy quan lại chắc đã được tổ chức tương đối hoàn chỉnh ngay từ thời Gangaragia nên Tùy thư đã có ghi chép khá tỉ mỉ. Theo Tùy thư, quan lại được chia làm ba hạng:

Tổ chức bộ máy nhà nước Chăm Pa

-Tôn quan là những chức quan cao cấp nhất ở triều đình, gồm chỉ có hai người, một đứng đầu hàng ngũ quan văn và một đứng đầu hàng quan võ.

-Thuộc quan, được chia làm ba bậc, đây có thể là quan lại trong triều.

-Ngoại quan, có lẽ là quan ở địa phương phụ trách hai cấp hành chính địa phương cao nhất.

    Về sau, Tân Đường Thư cho thấy hệ thống quan lại ngày càng được hoàn chỉnh, có thêm chức tể tướng đứng đầu hàng ngũ quan chức.

     Bi kí không ghi chép gì về hệ thống quan lại nhưng đôi khi có nói tới các chức vụ cụ thể như chỉ huy cấm vệ, đại tướng, kế vương (phong cho thái tử hoặc một số quý tộc thân thích)…

    Nhà nước Chăm Pa rất chú trọng xây dựng và phát triển lực lượng quân sự. Quân đội thưởng trực đông tới 4 – 5 vạn người, được cấp lương hiện vật như quần áo, thóc gạo. Quân đội Chăm Pa có nhiều binh chủng như bộ binh, kị binh, tượng binh gồm 400 ngựa và 1000 voi; được chia làm hai đội tiền quân và hậu quân. Từ đầu thế kỉ V, Chăm Pa đã có đội thuyền chiến và sau vài thế kỉ, chiến thuyền tăng tới hơn 1000 chiếc.

     Đặc biệt, ở Vương quốc Chăm Pa thường xuyên có mặt một số tăng lữ Ấn Độ đảm đương những chức sắc cao cấp về tôn giáo và có ảnh hưởng lớn về chính trị tới triều đình Chăm Pa. Triều đình đã lấy các từ ngữ Ân Độ, thậm chí các địa danh ở Ấn Độ để đặt tên nước Chăm Pa, tên các địa phương và kinh đô. Các vua Chăm cũng thưởng đặt tên mình theo cách của người ấn. Ví dụ: Ông vua thứ ba của triều đại Inđrapura có vương hiệu là Inđravacman II, tôn hiệu là Gramaxvamin và miếu hiệu là Paramabuđalôka. Thực rạ, các vua đều có tên huý bằng tiếng Chăm nhưng ta ít biết mà thưởng chỉ biết vương hiệu gọi theo kiểu Ân Độ.

     Về pháp luật của nhà nước Chăm Pa, ngày nay ta không có tư liệu.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: nhà nước văn lang, nuoc au lac