Việc điều hành xã hội

    Thư thư tịch cổ đều ghi Hùng Vương là quân trưởng, là ông chúa. Các truyền thuyết và sử sách nước ta thường nói đến việc Hùng Vương trị vìvà có bộ máy giúp việc là lạc hầu, lạc tướng, bồ chính… Hùng Vương và những người trong bộ máy đó được trao quyền lực để quản lí các công việc chung.

    Việc điểu hành xã hội không chỉ được thực hiện bằng thuyết phục mà đã sử dụng cả cưỡng chế để áp đặt ý chí chủ quan thông qua các mệnh lệnh như “sai”, “khiến”, “lệnh”… Thư tịch cổ Trung Quốc viết: “Lạc dân cày ruộng, lạc hầu ăn ruộng”. “Ăn ruộng” có thể là biểu hiện sơ khai của thuế khoá. 

Việc điều hành xã hội

    Thuế – cơ sở vật chất đảm bảo sự tồn tại của quyền lực nhà nước, chỉ xuất hiện khi xã hội đặt ra yêu cầu phải nuôi dưỡng một số người thoát li sản xuất để nắm quyền lực và để chi cho các công trình phúc lợi xã hội. Đặc biệt, qua truyền thuyết dân gian và sử sách cổ, có thể thấy Hùng Vương, lạc hầu, lạc tướng, bồ chính… dường như không còn do các cộng đồng dân cư bầu ra như trong chế độ công xã nguyên thuỷ mà được cha truyền con nối. Sách sử viết, Hùng Vương có 18 đời. Con số 18 đời vua Hùng có lẽ không phải là con sô số học cụ thể mà đê chỉ răng, đã có nhiêu đời vua Hùng nối ngôi nhau trị vì. Trong tâmlinh của mình, người Việt hay dùng con số 9 và các bội số của 9 như: 9 ngọn núi, 9 tầng mây, “voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao”, Thạch Sanh đánh tan quân chư hầu 18 nước, 36 nước, giặc Ân có 36 tướng, 99 ngọn núi Hồng Lĩnh… 
   Truyền thuyết dân gian, tuy phần nào “quân chủ hoá”, “phong kiến hoá” xã hội Hùng Vương nhưng qua đó, nói theo cách của Ph. Ăngghen, cũng phản ánh về thực trạng của xã hội lúc bấy giờ đã có sự “tiêu biểu cho những mầm mống của quyền lực nhà nước”. Mặt khác, cũng theo truyền thuyết dân gian và thư tịch cổ, Hùng Vương, lạc hầu, lạc tướng, bồ chính vẫn mang nhiều dáng dấp của các vị thủ lĩnh thời công xã nguyên thuỷ. Điều này được thể hiện ở ngữ nghĩa của các danh hiệu Hùng Vương, phụ đạo, bồ chính như đã phân tích ở trên. Ngay trong việc truyền ngôi, tiêu chuẩn tài, đức (tiêu chuẩn số một trong thời đại công xã nguyên thuỷ để bầu thủ lĩnh) vẫn được đề cao (chuyện bánh chưng, bánh dày).



Từ khóa tìm kiếm nhiều: lịch sử nước ta, văn lang âu lạc