Tư tưởng pháp trị và tư tưởng từ bi hỉ xả của Đạo Phật

Tư tưởng pháp trị

     Là học thuyết cai trị ra đời ở Trung Quốc từ thời kì Xuân thu – Chiến quốc, với ba yếu tố Pháp, Thế, Thuật, nội dung cơ bản của học thuyết pháp trị thể hiện ở những điểm chính yếu sau:

- Dùng pháp luật làm công cụ trị nước, pháp luật phải phù hợp với điều kiện xã hội, thực thi pháp luật phải nghiêm minh và công khai, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.

Tư tưởng pháp trị và tư tưởng từ bi hỉ xả của Đạo Phật

- Bậc làm vua phải củng cố địa vị độc tôn và đề cao uy quyền, phải thâu tóm toàn bộ quyền lực nhà nước để bảo đảm cho pháp luật được thi hành.

- Bậc làm vua phải có thuật cai trị như thuật dùng người, thuật kiểm tra giám sát, thuật thưởng phạt…

     Tư tưởng pháp trị có ảnh hưởng mạnh mẽ tới việc xây dựng các thiết chế Nhà nước và pháp luật và hoạch định đường lối cai trị của Nhà nước phong kiến Việt Nam. Lê Thái Tổ từng hạ lệnh rằng “Từ xưa đến nay, trị nước phải có pháp luật, người mà không có pháp để trị thì loạn. Cho nên bắt chước đời xưa đặt ra pháp luật.. để dạy các quan và dân chúng chớ có phạm pháp. Lê Thánh Tông đề cao tư tưởng thượng tôn pháp luật trong hoạt động cai trị của vua quan phong kiến: “Pháp luật là phép công của nhà nước, ta cùng các ngươi phải tuân theo”.

Tư tưởng từ bi hi xả của đạo Phật

     Đạo Phật được truyền bá vào nước ta từ đầu Công nguyên và đến thế kỉ II, ở Việt Nam đã có tổ chức tăng đoàn và chùa tháp. Tư tưởng luân hồi, giải thoát và từ bi hỉ xả của đạo Phật gần gũi với tínngưỡng và nguyện vọng của cư dân Việt. Trong hơn mười thế kỉ Bắc thuộc, Phật giáo đã có những đóng góp to lớn cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. Vào đầu thời kì phong kiến độc lập, với xu thế giải Hán hoá, đạo Phật có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị-tín ngưỡng của các triều đại phong kiến Việt Nam, giúp các triều đại thống nhất được tín ngưỡng, thống nhất nhân tâm – điều kiện cần thiết để thống nhất đất nước, xây dựng nhà nước tập quyền. Ảnh hưởng củađạo Phật tới thiết chế Nhà nước và pháp luật của các triều đại Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần thể hiện ở các lĩnh vực sau:

- Có các chức tăng quan trong triều đình.

- Các cao tăng tham gia vào chính sự, họ là chỗ dựa tinh thần và là cố vấn quốc sự của nhà vua. Sử sách đã lưu danh nhiều vị sư như sư Vạn Hạnh đã góp phần đưa Lý Công uẩn lên ngôi vua; sư Đa Bảo được Lý Thái Tổ mời đến triều đình tham gia “quyết định chính sự”; quốc sư Viên Thông thưởng được Lý Thần Tông hỏi về các lẽ hưng vong bi loạn và được di chiếu phó thác các việc, khi triều kiến vua được ngang hàng với Thái tử.

- Tư tưởng từ bi hỉ xả, bác ái, vị tha của đạo Phật đã góp phần hình thành chính sách cai trị thân dân của nhà Lý, nhà Tràn.

     Tuy nhiên, ảnh hưởng của Phật giáo trong lĩnh vực chính trị còn ở mức hạn chế bởi giáo lí đạo Phật không thể là học thuyết chính trị pháp lí của nền quân chủ phong kiến.


Đọc thêm tại: