Bản chất của Pháp luật thời nhà nước Văn Lang

    Trong truyền thuyết dân gian có những câu: Vua truyền rằng…, vua ban rằng… Những mệnh lệnh đó được đảm bảo thực hiện bằng cả sự cưỡng chế nên đó là luật pháp. Cũng theo truyền thuyết dân gian, những lệnh miệng của vua thưởng được sứ giả truyền đi các nơi. Ở các cấp chính quyền địa phương, hình thức pháp luật khẩu truyền thống được dùng để giải quyết những vụ việc cụ thể hoặc đột xuất, như thăng quan bãi chức, xử tội, tổ chức chống giặc…

    Trong điều kiện tổ chức nhà nước còn đơn giản, việc điều hành bộ máy nhà nước còn chưa phức tạp, khi mà uy tín của vua và quý tộc quan liêu còn lớn thì hình thức pháp luật khẩu truyền chắc chắn là có hiệu lực và phổ biến. Ngay đến cả sau này, trong thời kì phong kiến, tuy luật pháp thành văn được phát triển nhưng hình thức pháp luật khẩu truyền vẫn xuất hiện thưởng ngày từ vua chúa, quan lại.

Bản chất của Pháp luật thời nhà nước Văn Lang

- Pháp luật thành văn: Mặc dù hiện nay vẫn chưa rõ thời đại Hùng Vương đã có chữ viết hay chưa, nên cũng chưa biết là thời bấy giở có pháp luật do bộ máy cai trị ban bố hay không. Tuy nhiên, có thể giả định rằng, khi phạm vi lãnh thổ của nhà nước đã được mở rộng hơn nhiều so với các thị tộc, bộ lạc thì nhất định phải có cách thức thể hiện và truyền mệnh lệnh của ngưởi chỉ huy bằng các dấu hiệu đặc thù, ngắn gọn và cụ thể. Các hình thức biểu hiện đó có thể rất phong phú, sinh động và đó sẽ là đề tài thú vị cho sự nghiên cứu để tìm lởi giải đáp.

    Về nội dung pháp luật của nhà nước Văn Lang-Âu Lạc cũng chỉ được phản ánh một cách gián tiếp, mơ hồ trong truyền thuyết dân gian và thư tịch cổ, trong đó, giữa luật lộ và phong tục tập quán còn chưa được phân định rõ nét. Tuy nhiên, qua các truyền thuyết dân gian và thư tịch cổ có thể thấy một số loại quan hệ cơ bản trong xã hội đã được pháp luật điều chỉnh như:

    Về quan hệ hôn nhân gia đình và chế độ hôn nhân một vợ một chồng, các truyền thuyết Sơn Tinh-Thuỷ Tinh, Tiên Dung, Chử Đồng Tử, Trầu cau… cho thấy, hôn nhân được cử hành qua hôn lễ, con gái được cưới về nhà chổng và cũng đã có việc thách cưới, ngưởi con gáicũng có vai trò chủ động trong hôn nhân và vẫn được tôn trọng trong gia đình… Về quan hệ tài sản, qua tài liệu khảo cứu về mộ táng, ngưởi chết cũng được chia tài sản, điều đó chứng tở ngưởi sống khi ra ở riêng đã được phân chia tài sản. về quan hệ sở hữu ruộng đất, ruộng đất thuộc quyền sở hữu chung của cả công xã, còn các thành viên chỉ có quyền chiếm hữu và sử dụng, về hình phạt, ngưởi phạm trọng tội có thể bị phạt lưu đày, sau khi thụ hình xong có thể được phục hồi quyền lợi (truyền thuyết Mai An Tiêm) hoặc có thể bị giết chết (truyền thuyết Mỵ Châu – Trọng Thuỷ)…

    Tóm lại, Nhà nước Văn Lang-Âu Lạc đã có pháp luật nhưng đó là hình thức pháp luật sơ khai và chủ yếu là tập quán pháp, còn mang đậm tàn dư của chế độ nguyên thuỷ và như Việt sử lược nhận xét, đó là xã hội có “phong tục thuần hậu chất phác”.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: nhà nước văn lang, nuoc au lac