Sự hình thành nhà nước ở cuối thời Hùng Vương

     Họ là những người tách ra khỏi xã hội và tựa hồ như đứng trên xã hội. Theo truyền thuyết dân gian và sử sách cổ, đứng đầu nước Văn Lang là Hùng Vương. Nước Văn Lang được chia thành 15 bộ (vốn là 15 bộ lạc), đứng đầu mỗi bộ là lạc tướng (còn gọi là phụ đạo). Dưới đó là bồ chính đứng đầu công xã nông thôn.

    Ngay các danh hiệu Hùng Vương, phụ đạo, bổ chính cũng đã phản ánh tiến trình các quý tộc thị tộc chuyển hoá thành các quan chức nhà nước, chức năng xã hội được chuyển hoá thành quyền lực nhà nước. Có lẽ các chữ phụ đạo, bồ chính cũng là từ Hán dùng để phiên âm từ Việt cổ: Trong tiếng Mường có từ “đạo”, trong tiếng Giarai có từ “tạo” và trong trong tiếng Bana có từ “ba đao”… đều có nghĩa là tù trưởng, thủ lĩnh, người đứng đầu một vùng; trong tiếng Tày và tiếng Thái có từ “pó chiêng”, trong ngôn ngữ của các dân tộc vùng Tây Nguyên có từ “pô ta rinh” nghĩa là già làng.

Sự hình thành nhà nước ở cuối thời Hùng Vương

    Tóm lại, sự chuyển hoá quyền lực từ việc thực hiện chức năng xã hội thành quyền lực nhà nước và quý tộc thị tộc biến đổi thành quan chức nhà nước là hai yếu tố biểu hiện cụ thể của sự hình thành nhà nước. Quá trình chuyển hoá, biến đổi đó diễn ra một cách chậm chạp và lâu dài từ giai đoạn Phùng Nguyên qua các giai đoạn Đồng Đậu, Gò Mun, được phát triển mạnh mẽ ở giai đoạn Đông Sơn.

Sự hình thành nhà nước ở cuối thời Hùng Vương

    Về sự hình thành của nhà nước ở cuối thời Hùng Vương hiện còn có những ý kiến giải thích khác nhau. Một số học giả cho rằng ở cuối thời Hùng Vương, xã hội nguyên thuỷ đang trong quá trình tan rã, nhà nước chưa ra đời mà mới chỉ có chế độ dân chủ quân sự bộ lạc. Một sò nhà khoa học khác lại cho rằng, dù còn sơ khai nhưng nhà nước đã hình thành vào cuối thời Hùng Vương.

    Nghiên cứu về sự hình thành của nhà nước ở Việt Nam trong thời kì này, một mặt phải dựa vào những đặc điểm chung của nhà nước và lí thuyết chung về sự ra đời của nhà nước đồng thời phải tính đến những đặc điểm đặc thù của xã hội đương thời với những yếu tố tác động đặc thù như đã phân tích ở trên.


Đọc thêm tại: