Cơ cấu giai cấp của xã hội Việt Nam từ thế kỉ X – giữa thế kỉ XIX

     Do chịu sự chi phối của cơ sở kinh tế cùng hoàn cảnh lịch sử, cơ sở xã hội cho sự hình thành và phát triển của nhà nước – pháp luật phong kiến Việt Nam khá phức tạp. Ngoài cơ cấu giai cấp, nhà nước và pháp luật phong kiến Việt Nam còn chịu tác động của cơ cấu đẳng cấp.

     Cơ cấu giai cấp: Từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX, xã hội Việt Nam có 2 giai cấp cơ bản là địa chủ phong kiến và nông dân.

- Địa chủ phong kiến gồm 2 bộ phận địa chủ quý tộc quan liêu và địa chủ bình dân. +) Địa chủ quý tộc quan liêu thưởng có nguồn gốc từ hoàng tộc và quan chức trong bộ máy nhà nước. Do chính sách đãi ngộ của nhà nước phong kiến, quý tộc, quan liêu dần được địa chủ hoá. Không ổn định về số lượng, không tồn tại vĩnh viễn, địa vị và quyền lợi của bộ phận địa chủ này gắn chặt với triều đại mà họ phục vụ. Được coi là bệ đỡ vững chắc cho vương quyền, các triều đại phong kiến đã trọng dụng, trọng đãi bộ phận địa chủ quý tộc quan liêu.

Cơ cấu giai cấp của xã hội Việt Nam từ thế kỉ X – giữa thế kỉ XIX

+) Địa chủ bình dân: Thưởng có nguồn gốc từ thợ thủ công, thương nhân, nông dân tự canh… sống rải rác ở các làng xã. Đây là bộ phận địa chủ phát triển nhanh về số lượng. Do có khả năng kinh tế, họ đã gia nhập và lũng đoạn hội đồng hàng xã, chi phối mọi mặt đời sống và làm nảy sinh tệ nạn cường hào ở làng xã. Chính sách hạn chế số lượng ruộng đất tư của nhà nước phong kiến và tập quán chia đều tài sản thừa kế cho các con khiến cho địa chủ phong kiến dù là quý tộc quan liêu hay bình dân hầu hết đều chỉ là địa chủ nhỏ và vừa.

- Nông dân: Ở Việt Nam, ngoài nông dân lĩnh canh còn có một bộ phận đáng kể nông dân tự canh. Đối với nông dân tự canh nhà nước có thể mượn hoặc thu một khoản thuế đất nhẹ hơn so với thuế cày ruộng đất công tuỳ theo chính sách của từng triều đại. Bộ phận nông dân lĩnh canh ngoài việc lĩnh canh ruộng đất của địa chủ phong kiến còn lĩnh canh cả ruộng đất của nhà nước dưới hình thức nhận ruộng quân điền. Ngoài nghĩa vụ nộp thuế đất (tô), thuế thân, nông dân nhận ruộng quân điền còn phải thực hiện nghĩa vụ lao dịch, binh dịch cho nhà nước, tuy nhiên mức độ đóng thuế khi cày cấy loai ruộng này thấp hơn so với việc lĩnh canh ruộng đất của địa chủ. So với nông nô ở phương Tây hoàn toàn lệ thuộc thân phận với lãnh chúa, thân phận của những nông dân Việt Nam tự do hơn.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: nhà nước văn lang, nuoc au lac