Tình hình chính trị của Trung Quốc giai đoạn thế kỉ thứ II

    Từ thế kỉ II, triều Đông Hán ngày càng suy yếu, các thế lực phong kiến nổi dậy cát cứ. Từ thế kỉ III, nước Hán bị chia nhở thành ba nước Ngụy, Thục, Ngô (220 – 280) rồi Ngụy, Tấn (265 – 316); Nam-Bắc triều (317 – 589). Trong tình hình đó, cuối thế kỉ II đến đầu thế kỉ III, miền đất nước ta nằm dưới quyền thống trị kiểu cát cứ của cha con, anh em thái thú Sĩ Nhiếp.

    Nhưng sau đó, Sĩ Nhiếp phải thần phục triều Ngô. Sĩ Nhiếp chết, con là Sĩ Huy chống Ngô. Quan lại Hán ở Cửu Chân cũng không phục nhà Ngô. Triều Ngô sai thứ sử Giao Châu là Lã Đại đem quân tiêu diệt thế lực cát cứ của họ Sĩ ở quận Giao Chỉ và sau đó bình định cửu Chân. Năm 220, Ngô Chúa Tôn Quyền phong cho Lã Đại là An Nam tướng quân. Danh từ “An Nam” bắt đầu xuất hiện từ đó. Thấy đất Giao Châu rộng, Tôn Quyền cho tách làm hai châu là Quảng Châu (gồm bốn quận Nam Hải, Hợp Phố, Thương Ngô, Uất Lâm), Giao Châu (gồm ba quận: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam). Sau đó lại tái lập Giao Châu gồm 7 quận như trước. Năm 264, Tôn Hạo lại chia Giao Châu làm hai: Quảng Châu (gồm ba quận: Thương Ngô, Uất Lâm, Nam Hải và thủ phủ ở Phiên Ngung), còn các quận khác (Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam) thuộc Giao Châu và thủ phủ ở Long Biên.

Tình hình chính trị của Trung Quốc giai đoạn thế kỉ thứ II

    Sau đó, đất Giao Chỉ thuộc về nhà Ngụy (263 – 265) rồi thuộc nhà Tấn và từ năm 271 lại thuộc nhà Ngô. Năm 280, nhà Tấn diệt nước Ngô, thống nhất Trung Hoa và nắm quyền cai trị nước ta. Theo Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, Giao Châu được chia làm bảy quận: Giao Chỉ, Cửu Châu, Nhật Nam, Cửu Đức, Tân Xương, Vũ Bình, Hợp Phố trong đó sáu quận là thuộc lãnh thổ nước ta ngày nay.

    Từ năm 420, đất đai Trung Quốc lại bị chia cắt thành nhiều nhà nước cát cứ mà sử sách gọi là Nam-Bắc triều. Trong đó tiếp giáp với nước ta là Nam Triều (vùng nam Trưởng Giang) do bốn triều đại thay nhau thống trị: Tống, Tề; Lương, Trần, Tề, Giao Châu gồm chín quận: Giao Chỉ, Vũ Binh, Cửu Chân Tân Xương, Cửu Đức, Nhật Nam, Tống Bình, Tống Thọ và Nghĩa Xương. Trong đó hai quận Tống Thọ và Nghĩa Xương không thuộc lãnh thổ nước ta ngày nay.

    Năm 589, nhà Tuỳ diệt nhà Trần và thống nhất Trung Quốc. Đến năm 602, nhà Tuỳ mang quân xâm lược nước Vạn Xuân của Lý Nam Đế, đất nước ta lại rơi vào ách thống trị của phong kiến phương Bắc sau gần 60 năm độc lập. Ở nước ta, nhà Tùy bãi bở cấp châu và lập ra sáu quận trực thuộc triều đình phong kiến Trung Quốc. Đó là các quận: Giao Chỉ (Bắc Bộ) có 9 huyện, Cửu Chân (Thanh Hoá) có 7 huyện, Nhật Nam (Nghệ Tĩnh) có 8 huyện, Tỷ Ảnh (có sách viết là Bắc Ảnh) có 4 huyệm Hải Âm có 4 huyện, Lâm Ấp có 4 huyện. 



Từ khóa tìm kiếm nhiều: lịch sử nước ta, văn lang âu lạc