Vua – nhân vật trung tâm của nền quân chủ

      Thứ bậc và các tên hiệu của nhà vua: Theo quan niệm của phong kiến Trung Quốc, vua có hai bậc: bậc đế và bậc vương. Đếhay Hoàng đế là danh xưng của vua Trung Quốc còn vua của các nước chư hầu chỉ có quyền xưng vương. Vua thường có nhiều tên gọi khác nhau:

- Tên húy: Tên gọi trước khi lên ngôi. Từ khi lên ngôi, không ai được nói hoặc viết đến tên đó nữa. Ví dụ: Vua Lê Thái Tổ có tên huý là Lợi (Lê Lợi). Không những thế, còn có cả tên huý củahoàng thái hậu, hoàng hậu…

- Tên hiệu: Khi lên ngôi, mỗi vị vua thường đặt cho mình một tên hiệu. Ví dụ: Đinh Bộ Lĩnh khi lên ngôi, đặt tên hiệu là Đại Thắng Minh hoàng đế.

- Tên thụy: Khi vua chết, người con lên kế vị thưởng đặt cho vua cha (tiên vương) tên thụy. Ví dụ: Tên thụy của vua Lý Thái Tổ là Thần vũ Hoàng Đế.

- Miếu hiệu: Tên được đặt ra sau khi vua chết, tên nơi thờ vua. Trong mỗi triều đại, miếu hiệu của vua đầu tiên thường là Thái Tổ. Sử sách sau đó thường gọi tên của vua bằng miếu hiệu.

Vua – nhân vật trung tâm của nền quân chủ

- Niên hiệu của vua: Khi lên ngôi, vua thường đặt cho mình một niên hiệu (tên năm). Mỗi vua có thể có một niên hiệu, hoặc có nhiều niên hiệu kế tiếp nhau. Cách tính năm được gọi theo niên hiệu của vua và gọi theo từng năm củạ mỗi niên hiệu. Ví dụ, Lê Thánh Tông đã đặt ra hai niên hiệu: Quang Thuận (1460 – 1469 dương lịch), Hồng Đức (1470 – 1497 dương lịch), năm Quang Thuận thứ nhất (năm 1460 dương lịch), năm Hồng Đức thứ nhất (năm 1470 dương lịch)…

     Từ thời Tây Sơn và nhà Nguyễn, mỗi vị vua đều chỉ đặt một niên hiệu, nên sử sách sau đó thường gọi tên các vị vua này bằng niên hiệu. Ví dụ, Nguyễn Huệ lên ngôi vua lấy niên hiệu là Quang Trung (vua Quang Trung), Nguyễn Ánh lên ngôi và lấy niên hiệu là Gia Long (vua Gia Long)…


Địa vị và quyền lực của vua

     Trong chế độ phong kiến, đặc biệt là theo quan niệm của Nho giáo, vua được coi là Thiên tử (con trời). Theo thuyết “Mệnh trời”(thiên mệnh), địa vị của vua được hiểu như sau:

- Vua là người đại diện cho thượng đế (trời) để cai trị dân “thay trời hành đạo” đồng thời là người đại diện cho dân trước thượng đế

- Địa vị và chức năng làm vua là do trời đã định sẵn cho người đó (thiên mệnh).

- Vua chỉ đứng dưới một người là Trời, còn đứng trên muôn người: Trong nước, quan lại là bầy tôi của vua, nhân dân là thần dân của vua. Nước (sơn hà, xã tắc) là của vua.

     Trong nhà nước phong kiến Việt Nam, địa vị của vua không phải khi nào cũng độc tôn vì có nhiều triều đại thiết lập chế độ nhà nước hai vua (nhà Tràn, Hồ, Mạc) hoặc một vua và một chúa (nhà Lê – Trịnh từ 1599- 1786).

     Với địa vị như vậy, vua là người nắm trọn vương quyền: Vua là người duy nhất có quyền đặt ra luật pháp; có toàn quyền bổ nhiệm, thăng giáng, thưởng phạt, thuyên chuyển, quy định quyền hạn, trách nhiệm và lương bổng đối với quan lại trong cả nước và có quyên quyết định cuối cùng đối với bất cứ vụ án nào. Chỉ có vua mới có quyền đại xá hoặc đặc xá cho các can phạm.

     Ngoài vương quyền, vua còn nắm thần quyền: Chỉ có vua mới có quyền tế trời, còn thần dân chỉ được thờ cúng tổ tiên mình và thần thánh. Vua là người đứng đầu bách thần trong cả nước, có quyền phong chức tước cho thần thánh (bằng các sắc phong thần), điều động thần thánh (quy định nơi thở cúng thần thánh).

- Về quyền lực kinh tế, vua là người giữ quyền sở hữu tối cao đối với ruộng đất công của các làng xã ừong cả nước.

     Ngoài ra vua còn có những đặc quyền như:

- Tên húy của vua và của một số người thân thích của vua mọi người không được phạm đến.

- Phàm cái gì thuộc về nhà vua đều là cao quý, vì vậy khi nhắc tới đều phải phải dùng những từ đặc biệt như long, thánh, ngọc ngự.

     Trong các triều đại phong kiến Việt Nam có chế độ nhà nướclưỡng đầu, quyền lực nhà nước tối cao do hai vua cùng nắm giữ hoặc bị chia sẻ cho chúa. Điều đó thể hiện sự áp dụng mềm dẻo và linh hoạt các quan điểm chính trị-pháp lí Nho giáo vào quá trình tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước tối cao của một số triều đại phong kiến Việt Nam.

     Lịch sử phát triển của nhà nước phong kiến Việt Nam cho thấy quyền lực của vua không phải là tuyệt đối và vô hạn. Có một sổ yếu tố hạn chế quyền lực của nhà vua:

- Trách nhiệm yêu dân như yêu con của vua xuất phát từ quan điểm “thiên mệnh”.

- Các tập quán chính trị đã được hình thành từ các đời vua cha ông theo quan điểm pháp tiên vương.

- Chế độ đình nghị trong hoạt động của triều đình.

- Chế độ tuyển dụng quan lại qua khoa cử.

- Chế độ tự trị-tự quản truyền thống của làng xã trên tất cả các lĩnh vực: lập pháp, hành pháp, tư pháp, kinh tế và tín ngưỡng.

Phương thức truyền ngôi vua

     Xuất phát từ quan niệm quốc gia có hai thuộc tính thống nhất và vĩnh cửu, nước là của vua nên việc truyền ngôi thưởng theo ba nguyên tác:

- Nguyên tắc ngôi vua không thể chia, nước chỉ được có một vua, ngôi vua chỉ truyền cho một người.

- Nguyên tắc trọng nam, chỉ truyền ngôi cho con trai, không truyền cho con gái.

- Nguyên tắc trọng trưởng, ngôi vua chỉ có thể truyên cho con trai trưởng. Nếu chẳng may con trai trưởng quá cố, người cháu trai trưởng có quyền kế vị.

     Trong chế độ phong kiến, vai trò, quyền lực của vua và phương thức truyền ngôi vua tuy không được ghi thành luật thành văn nhưng đã trở thành những tập quán chính trị cơ bản nhất, bền vững và có hiệu lực nhất.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: lich su nuoc ta, nhà nước văn lang âu lạc