Chế độ khảo xét quan lại
Khảo xét về chuyên môn
Tùy theo từng triều đại và từng ngạch quan, nhà nước tổ chức các kì thi sát hạch chuyên môn một cách phù hợp. Các quan văn được sát hạch qua kì thi Hoành từ, quan võ được sát hạch qua kì thi võ nghệ, đô thí. Các kì thi sát hạch không được tổ chức thành thông lệ song kết quả thi sát hạch vẫn là cơ sở để nhà nước phân loại và quyết định thăng, giáng quan chức.
Khảo xét về năng lực và tư cách quan lại
Với mục đích “truất bãi người ươn hèn, cất nhắc người mẫn cán”, từ thời Lý, nhà nước đã đặt lệ khảo khoá quan lại. Các triều đại phong kiến Việt Nam đặt thời hạn khảo khoá dài ngắn khác nhau: nhà Lý quy định là 9 năm, nhà Trần quy định từ 10 đến 15 năm, nhà Hậu Lê và nhà Nguyễn chỉ còn có 3 năm sơ khảo, 9 hoặc 6 năm thông khảo.
Về thủ tục khảo khoá: Thủ tục khảo khoá chỉ được quy định rõ vào thời Hậu Lê và thời Nguyễn: Sau 3 năm làm việc kể từ khi bước vào quan trường hoặc kì khảo khoá trước các quan phải tự khai và xin khảo khoá.
Mục đích sơ khảo nhằm buộc quan lại phải thưởng xuyên trau dồi phẩm cách và nâng cao năng lực chuyên môn. Mục đích của thông khảo nhằm quyết định thăng giáng, thuyên chuyển quan lại.
Chế độ đãi ngộ quan lại
Nhà nước đãi ngộ cho quan lại khá toàn diện.
Đãi ngộ phi vật chất
- Được phong tước phẩm (thậm chí phong tước phẩm cho thân thích theo lệ truy phong và ấm phong).
- Quý tộc, quan lại còn được nhà nước bảo vệ sức khởe, tính mạng, danh dự tuyệt đối hơn so với bách tính.
- Được hưởng lệ trí sĩ.
- Trong trường hợp phạm tội, quý tộc, quan chức cao cấp được hưởng những nguyên tắc có lợi trong quá trình tố tụng.
Đãi ngộ vật chất
Thời Lý – Trần đãi ngộ vật chất cho quan lại chưa được quy định rõ ràng, thường trả công và ban thưởng cho quan lại chủ yếu thông qua việc ban cấp ruộng đất hoặc trả bằng hiện vật. Quy chế đãi ngộ về vật chất dần hoàn thiện từ thời Hậu Lê và bao gồm các khoản: Lương bổng, lộc, tiền dưỡng liêm, tiền quan phục. Các triều đại cấp bổng, lộc bằng tiền, hiện vật hoặc bằng ruộng đất cho quan lai. Mức độ đãi ngộ nhiều hay ít phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Tước vị, phẩm hàm và chức vụ của quan lại.
- Địa bàn làm việc.
- Tính chất công việc mà quan lại thực hiện.
Như vậy, ảnh hưởng sâu sắc của chế độ quan lại phong kiến Trung Quốc, quan lại phong kiến Việt Nam được đào tạo một cách cơ bản và hệ thống. Do vậy, quan lại có trình độ học vấn cao và kĩ thuật cai trị thành thục. Chức vụ, tước phẩm của quý tộc, quan chức do nhà nước phong tặng, bổ nhiệm và chỉ có giá trị một đời. Nhà nước xây dựng hệ thống quan lại gồm nhiều ngạch song suốt thời kì phong kiến chính sách sử dụng quan lại chủ yếu là trọng văn.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: nha nuoc van lang, nước
âu lạc
Tước và phẩm của quan lại
Tước vị và phẩm hàm là danh hiệu do nhà nước phong tặng cho quý tộc, công thần, quan lại tùy vào công trạng, thành tích, đường xuất thân.
- Tước vị là danh hiệu cao nhất nhà nước thường dùng để phong tặng cho quý tộc, công thần. Hệ thống tước vị bao gồm 6 bậc: Vương, công, hầu, bá, tử, nam. Đối tượng được phong tước vị không nhiều và ngày càng thu hẹp. Tước vương thưởng chỉ dành phong tặng cho các hoàng tử, thậm chí nhà Nguyễn chỉ truy tặng tước vương sau khi đối tượng được phong tặng chết. Các tước vị còn lại dùng để gia phong cho hoàng thân quốc thích, công thần và quan chức cao cấp. Tuy nhiên, thời Nguyễn tước công và tước hầu không còn được sử dụng để phong cho văn quan. Người được phong tước vị được hưởng nhiều biệt đãi: Được dùng tên các đơn vị hành chính phủ, huyện (đối với tước vương và tước công) hoặc dùng mĩ tự để đặt hiệu; thân thuộc bề dưới được tập tước.
- Phẩm hàm được chia làm 9 phẩm, mỗi phẩm chia làm hai bậc chánh và tòng. Phẩm hàm cao nhất là chánh nhất phẩm, thấp nhất là tòng cửu phẩm. Phẩm hàm dành phong tặng cho các quan lại của triều đình.
- Phẩm trật là thước đo tư cách đạo đức và địa vị cao thấp của quan lại trong bộ máy nhà nước. Dựa trên tước vị và phẩm hàm, từ thời Lê Thánh Tông, nhà nước phong kiến đã quy định thứ tự cao thấp của quý tộc quan lại thành 24 bậc, mỗi bậc là một tự Quốc công có địa vị cao nhất là 24 tư, tòng cửu phẩm có địa vị thấp nhất là 1tư. Dựa trên phẩm trật, nhà nước sẽ bổ nhiệm chức vụ tương ứng cho quý tộc, quan lại.
Thể lệ phong tước phẩm
Tước , phẩm của quan lại được phong theo ba lệ:
- Lệ tích phong: Là lệ phong tước, phẩm dựa trên công trạng, thành tích của chính người được phong. Tước, phẩm được phong sẽ quyết định chức vụ cao thấp trong bộ máy nhà nước của người được phong.
- Lệ truy phong: Là lệ phong tước, phẩm cho người bề trên trực hệ hoặc vợ của quý tộc, công thần và quan chức cao cấp trong triều. Diện được truy phong phụ thuộc vào hai yếu tố: Triều đại truy phong và địa vị của quý tộc, quan chức. Triều Hậu Lê, hoàng thái hậu được phong 3 đời, hoàng hậu và các bậc phi được phong 2 đời, các quan có hàm từ tứ phẩm trở lên chỉ được phong 1 đời. Đối tượng được hưởng lệ truy phong không được bổ nhiệm các chức vụ nhà nước, do đó cũng không được hưởng bổng lộc. Tước vị và phẩm hàm do truy phong được xác định theo nguyên tắc tước phẩm của cha mẹ luôn kém con 1 bậc (đối với quan võ), 2 bậc (đổi với quan văn).
- Lệ ấm phong: Là lệ phong tước, phẩm cho các thân thuộc trực hệ bề dưới của quý tộc, công thần và quan chức cao cấp trong triều. Đối tượng được hưởng ấm phong sẽ được bổ nhiệm quan chức theo lệ nhiệm tử.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: nhà nước văn lang, nuoc
au lac
Được đề cập khá chi tiết trong nhiều văn bản của các triều đại phong kiến Việt Nam, phương thức tuyển dụng quan và lại có nhiều điểm khác nhau.
Phương thức tuyển dụng quan: Quan được tuyển dụng bàng ba phương thức chủ yếu sau:
Nhiệm tử
Là phương thức tuyển dụng con cháu của quý tộc công thần và quan chức dựa trên ân trạch của ông cha. Đây là phương thức tuyển dụng quan chức chủ yếu thời Lý – Trần. Tuy nhiên thủ tục và đổi tượng tuyển dụng không được ghi chép rõ ràng trong chính sử. Theo ghi chép của “Đại Việt sử kí toàn thư”, đối tượng được hưởng lệ nhiệm tử khá rộng bao gồm con cháu những người đã được nhà nước phong quan tước. Thông qua lệ nhiệm tử, các chức vụ trong chính quyền trung ương và địa phương được trao cho người trong hoàng tộc. Lệ nhiệm tử thời Hậu Lê và thời Nguyễn được quy định chặt chẽ về đối tượng, thể lệ và phạm vi tuyển dụng và được gọi là lệ Ấm sung.
Tùy từng giai đoạn và từng triều đại, đối tượng được hưởng lệ Ấm sung rộng hẹp khác nhau. Thời Lê, đối tượng được hưởng Ấm sung bao gồm: Các con và cháu trưởng các tước công, hầu, bá; con trai của các quan nhất nhị phẩm và con trưởng các quan từ tam phẩm tới bát phẩm. Thời Nguyễn đối tượng được hưởng ấm phong đã được thu hẹp đáng kể về phạm vi, chỉ còn con của các quan có hàm từ tứ phẩm trở lên. Để được tuyển dụng vào các chức vụ nhà nước với phẩm hàm không cao (từ ngũ phẩm trở xuống), các đối tượng được hưởng lệ Ấm sung thời kì này buộc phải sung vào ngạch Nho sinh để học tập, cứ 3 năm nhà nước sẽ tổ chức khảo hạch 1 lan. Chức vụ và phẩm hàm của đôi tượng được ấm sung lệ thuộc vào kêt quả thi khảo hạch và dựa trên tước phẩm của ông cha.
Khoa cử
Là phương thức lựa chọn quan chức thông qua việc tổ chức các kì thi. Khoa cử bắt đầu được thực hiện vào năm 1075 dưới triều nhà Lý, tuy nhiên khoa cử dưới thời Lý chưa được coi trọng. Từ thời nhà Trần, khoa cử dần trở thành thông lệ (7 năm một lần), tới thời Hậu Lê và thời Nguyễn, khoa cử là phương thức tuyển chọn quan lại chủ yếu. Khoa cử không chỉ áp dụng để tuyển quan văn mà còn áp dụng để tuyển quan võ, thậm chí cả tăng quan. Nhà nước phong kiến mở nhiều khoa thi để lựa chọn nhân tài, ngoài Thưởng khoa còn có Ân khoa, Chế khoa và khoa thi Bác cử (chỉ dành riêng cho tuyển quan võ), song Thưởng khoa là khoa thi tuyển quan chủ yếu. Nội dung khoa cử thay đổi theo yêu cầu tuyển dụng của từng giai đoạn, từng triều đại và theo tính chất của khoa thi. Chế khoa và Ân khoa thờng có nội dung thi đơn giản, Thưởng khoa dưới thời Trần ngoài thi Nho giáo còn thi Tam giáo; từ thời Hậu Lê các kì thi tuyển quan đều thi Nho giáo.
Điều kiện tham gia khoa cử ngày càng chặt chẽ. Thời Lý – Trần, Nhà nước phong kiến Việt Nam chưa quy định điều kiện tham gia khoa cử nhưng tới thời Hậu Lê, điều kiện tham gia khoa cử đã được quy định rõ ràng:
+ Phải là dân Đại Việt
+ Có hạnh kiểm tốt thông qua giấy xác nhận tư cách đạo đức của xã quan. Những người và con cháu những người bất mục, bất hiếu, loạn luân, làm nghề hát xướng không được tham gia khoa cử.
Thời Nguyễn, nhà nước loại trừ các đối tượng sau đây không được tham gia khoa cử: Những người làm nghề chủ chứa, cai ngục đầy tớ, phu thuyền và phu khiêng kiệu.
Về thủ tục, Thưởng khoa từ thời kì nhà Trần được tổ chức qua 3 kì thi: Thi Hương, thi Hội, thi Đình. Dựa trên két quả đạt được người đỗ các kì thi có thể được bổ nhiệm làm quan hay lại. Thời Lê nho sĩ vượt qua kì thi Hương và trúng hai trưởng thi Hội chỉ được bố làm lại viên, đỗ thi hội được bổ làm Nho chỉ huy sứ; thời Nguyễn chỉ cần đỗ thi Hương đã được bổ nhiệm chức Huấn đạo. Thủ tục bổ dụng cũng hoàn toàn phụ thuộc vào kì thi họ đã trải qua, nếu đỗ thi Hương và thi Hội sẽ được bổ nhiệm ngay nhưng đỗ thi Đình bản thân các tiến sĩ phải trải qua kì thực tập sau đó mới chính thức được bổ nhiệm. Quan chức lựa chọn qua khoa cử được coi trọng và xếp vào bậc quan chức có xuất thân, thưởng được bổ nhiệm giữ các chức vụ quan trọng. Một số cơ quan chỉ lựa chọn quan chức là tiến sĩ: Hàn lâm viện, Hiến ty, Nội các.
Tiến cử và bảo cử
Đây là hai phương thức tuyển dụng thông qua giới thiệu, đề nghị của các quan chức cao cấp trong triều đình. Phép tiến cử và bảo cử (thời Lý – Trần còn gọi là tuyển cử) được áp dụng khá nhiều dưới thời Hậu Lê và thời Nguyễn. Phép bảo cử thưởng áp dụng khi lựa chọn quan chức ở các cơ quan quản lí việc quân, việc dân ở địa phương như quan huyện, quan thừa ti, quan tổng binh hoặc các cơ quan có chức năng kiểm tra giám sát như quan Hình bộ, quan Hiến ty. Đối tượng được bảo cử là những người đang làm quan có uy tín và tài năng. Phép tiến cử thưởng được áp dụng đối với những người có tài năng và đức hạnh nhưng chưa từng làm quan. Tiến cử và bảo cử giúp nhà vua lựa chọn được các quan chức thực tài bởi thủ tục được quy định khá chặt chẽ.
+ Phải được giới thiệu bởi các quan chức nhà nước (thời Hậu Lê, Tây Sơn chấp nhận tự tiến cử)
+ Trước khi bổ nhiệm phải qua kì sát cử của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
+ Người tiến cử phải chịu trách nhiệm về tư cách và năng lực của người mà mình tiến cử.
Ngoài ba phương thức trên, nhà nước phong kiến Việt Nam vào một số thời điểm còn tổ chức mua bán quan tước, tuy nhiên quan chức do mua bán thường chỉ được phong phẩm hàm mà không được trao chức vụ.
Phương thức tuyền lại
Các triều đại phong kiến Việt Nam coi trọng tuyển lại qua các kì thi. Lại viên được tuyển qua các ki thi cũng được gọi là lại viên có xuất thân và được trao trọng trách hơn so với lại viên không qua thi cử. Quy chế tuyển lại không quá chặt chẽ như tuyển quan:
- Các kì thi tuyển lại không được tổ chức theo định kì;
- Tùy từng triều đại, tùy từng thời kì mà nội dung thi tuyển thay đổi cho phù hợp;
- Có thể tổ chức tuyển lại viên chung tất cả các cơ quan, hoặc cũng có thể giao cho các cơ quan tự tổ chức;
- Có thể xét tuyển từ kết quả của các kì thi tuyển quan.
Đọc thêm tại:
- http://kholichsuvietnam.blogspot.com/2015/04/nha-nuoc-au-lac.html
- http://kholichsuvietnam.blogspot.com/
- http://kholichsuvietnam.blogspot.com/2015/07/khai-quat-ve-quan-lai-cua-nha-nuoc.html
Khái niệm quan lại và vị trí quan lại trong hộ máy nhà nước phong kiến Việt Nam
Khái niệm quan lại
Những người giữ chức vụ trong các cơ quan nhà nước, có nhiệm vụ và quyền hạn khi tham gia hoạt động quản lí nhà nước và hoạt động chuyên môn dưới thời kì phong kiến ở Việt Nam được gọi là quan và lại.
Vị trí của quan lại trong bộ máy nhà nước phong kiến Việt Nam
Là yếu tố cấu thành thể chế chính trị quân chủ phong kiến Việt Nam, vị trí, vai trò của quan và lại chịu sự quy định của hình thức chính thể nhà nước. Từ thế kỉ XI – XIX, nhà nước phong kiến Việt Nam luôn được tổ chức theo hình thức chỉnh thể quân chủ chuyên chế, toàn bộ quyền lực nhà nước đều thuộc về nhà vua. Tuy nhiên nhà vua không thể tự mình triển khai và thực hiện toàn bộ quyền lực nhà nước.
Với cương vị điều hành trong các cơ quan nhà nước, quan giữ vai trò tư vấn, giúp việc cho nhà vua trong việc xây dựng các chính sách và ban hành pháp luật đồng thời triển khai thực hiện quyền lực nhà nước. Lại là người thừa hành mệnh lệnh của quan, đóng vai trò trung gian giữa quan và dân. Nhiệm vụ của lại bao gồm giúp quan soạn thảo, giao nhận, lưu chuyển công văn sổ sách; triển khai các chính sách của nhà nước tới chức dịch làng xã, đốc thúc chức dịch làng xã thực hiện nghĩa vụ với nhà nước. Với các vai trò trên, quan và lại kết thành khối thống nhất giúp vua quản lí đất nước, giữ vị trí bản lề ừong bộ máy nhà nước.
Ngạch quan lại
Hệ thống quan lại trong nhà nước phong kiến Việt Nam được sắp xếp các tiêu chí khác nhau:
- Theo vị trí và vai trò trong bộ máy nhà nước: Quan lại được phân thành hai ngạch quan và lại.
- Theo địa bàn làm việc: Quan được phân thành quan trong và quan ngoài.
- Theo lĩnh vực quản lí: Quan được phân thành bốn ngạch, bao gồm quan văn, quan võ, tăng quan và nội quan.
Việc phân loại quan lại thành ngạch bậc có ý nghĩa rất lớn trong việc hoạch định chính sách, quyết định phương thức tuyên bổ và chế độ đãi ngộ đối với quan lại
Từ khóa tìm kiếm nhiều: văn minh văn lang âu lạc, nuoc
au lac
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)